Thứ Bảy, 27/7/2024
Môi trường
Thứ Năm, 21/10/2021 9:43'(GMT+7)

USAID hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và quản lý chất thải rắn, bao gồm chất thải nhựa

Bà Ann Marie Yastishock – Tổng Giám đốc Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ  khẳng định sẽ mở rộng hợp tác với Bộ TN&MT trên một số lĩnh vực

Bà Ann Marie Yastishock – Tổng Giám đốc Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ khẳng định sẽ mở rộng hợp tác với Bộ TN&MT trên một số lĩnh vực

Bộ TN&MT và USAID mở rộng tiềm năng hợp tác trong việc thúc đẩy thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Là quốc gia tích cực ứng phó biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong các quốc gia đã đệ trình Bản cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định sớm cho Ban thư ký các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong đó thể hiện rõ nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Cụ thể, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ. Mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đồng thời, để bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng định hướng việc giảm phát thải khí metan. Thứ trưởng mong muốn USAID sẽ giúp Việt Nam xây dựng kế hoạch quốc gia về giảm phát thải khí metan quốc gia nhằm góp phần đạt được mục tiêu giảm phát thải khí metan toàn cầu đến năm 2030.

Bên cạnh đó, USAID có thể hỗ trợ kỹ thuật áp dụng phương pháp kiểm kê khí nhà kính đối với khí metan ở bậc cao nhất theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về bđkh, kiểm kê các nguồn phát thải metan lớn nhằm định lượng chính xác phát thải metan toàn quốc. Cải thiện tính chính xác, minh bạch, nhất quán, khả năng so sánh được và tính hoàn chỉnh của kiểm kê quốc gia khí nhà kính.

Nguồn nước tại các thành phố lớn ngày càng bị ô nhiễm nặng do rác thải, nước thải sinh hoạt xả thẳng ra sông, hồ.

Trên hành trình giảm phát thải khí metan, Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, khu vực tư nhân, tổ chức tài chính, tổ chức phi chính phủ; đổi mới chính sách trong nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trong đó có giảm phát thải khí metan.

Bà Ann Marie Yastishock - đại diện USAID mong muốn đưa các nội dung trên vào Bản ghi nhớ hợp tác nhằm cụ thể hóa quan hệ đối tác hai bên trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong 5-10 năm tới./.

Hoạt động của USAID tại Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và năng lượng tập trung vào các vấn đề an ninh môi trường và bảo vệ môi trường, cụ thể là phát triển năng lượng sạch, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, trong đó có bảo tồn rừng và các loài đang bị đe dọa, huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương cho các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quản lý rác thải và bảo tồn nguồn nước. 

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất