(TCTG)- Trong giai đoạn cuối của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, các nhà tài trợ thuộc lĩnh vực dầu khí đã chi 2,359 triệu USD ủng hộ ứng cử viên John McCain và 0,832 triệu USD ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ Barack Obama.
Các khoản tiền trên là không lớn so với các khoản quyên góp mà 2 ứng cử viên nhận được, lên đến 1,1 tỷ. Các lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty tài chính đã quyên góp nhiều hơn lĩnh vực dầu khí để ủng hộ chiến dịch bầu cử.
Ảnh hưởng cũ
Ảnh hưởng thực sự của các cuộc vận động hành lang liên quan lĩnh vực năng lượng không phải tập trung ở khả năng tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà là nhằm gây ảnh hưởng lên các quyết định chính trị.
Trong một thời gian dài, các hãng dầu khí lớn luôn được các nhà nước phương Tây làm chủ hay bảo trợ, chính là do việc cung cấp dầu khí là một lợi ích chiến lược. Chúng ta gặp ở Nga với Gazprom, hay ở Trung Quốc với China Oil, được kiểm soát bởi những người thân cận với chính phủ nước họ. Chúng ta cũng nhớ lại việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga cho Ucraina vì những lý do hợp đồng song cũng mang tính chính trị. Rất nhiều dự án xây dựng đường ống dẫn khí ngày nay đang được lên kế hoạch để đi vòng qua Ucraina và thoát khỏi thế mạnh địa lý của nước này nhằm cung cấp khí đốt cho châu Âu. Từ khi được phát hiện, dầu lửa đã trở thành trung tâm lợi ích địa chính trị, như tác giả Eric Laurent đã mô tả trong cuốn sách của mình “mặt sau của dầu lửa”. Về phần mình, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của mình sang châu Phi để đảm bảo an toàn một phần cung ứng dầu khí.
Khi các công ty dầu khí được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của nước nắm giữ phần lớn cổ phần, quan hệ giữa chính quyền và các công ty này đặc biệt trở nên dễ dàng và trực tiếp. Ngày nay, mối quan hệ này trở nên quan trọng hơn. Các công ty dầu khí tham gia các chiến dịch vận động hành lang nhằm duy trì ảnh hưởng và nhắc nhở ở mức nào đó rằng vai trò của họ là rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một nước. Tại Pháp, chính Liên minh các ngành công nghiệp dầu khí Pháp (UFIP) có tiếng nói quan trọng.
Biểu tượng Halliburton
Cũng vậy, chúng ta có thể đoán ra 2 cuộc chiến tranh tại Irak chính là do các nguyên nhân kinh tế gắn với việc cung cấp năng lượng. Nhằm khuất phục một chế độ chính trị ổn định tại nước này, Mỹ và các đồng minh đã đưa quân vào xâm chiếm dưới chiêu bài tiến hành cuộc chiến chống âm mưu bá quyền của Irak tại Koweit năm 1991 và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố năm 2003. Thông qua đó có thể thấy rõ dấu hiệu duy nhất của vận động hành lang dầu lửa. Chỉ có một bước mà chúng ta không thể vượt qua do thiếu những bằng chứng xác thực về trách nhiệm duy nhất của họ. Vẫn còn những mối liên hệ lớn giữa Nhà Trắng, do những người “diều hâu” điều khiển và những lợi ích dầu lửa.
|
Bản đồ của Philippe Rekacewicz |
Cũng vậy, Halliburton, một tập hợp các công ty liên quan ngành công nghiệp dầu lửa, đã sửa đổi chính sách vận động hành lang của mình ngay khi Bush con và đặc biệt là Phó Tổng thống Dick Cheney, cựu chủ tịch Halliburton bước chân vào Nhà Trắng năm 2001. Chúng ta tin rằng tiền bạc trở nên không cần thiết khi người ta trực tiếp có công cụ quyền lực. Rất nhiều nhà lãnh đạo Halliburton tham gia vào chính quyền của Đảng Cộng hòa hay ngược lại, là nhân chứng của mối quan hệ giữa hai tổ chức trên. Sarah Palin, ứng cử viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng hòa cũng có quan hệ với các tập đoàn dầu lửa có ảnh hưởng. Như chính quyền Bush, bà đặc biệt ca ngợi việc triển khai các mũi khoan ở một số khu vực Bắc cực.
Sử dụng thủ đoạn đối với nghị định thư Kyoto
Dù sao dầu khí vẫn là lĩnh vực chịu những thay đổi thất thường. Việc các mỏ dầu dần bị khai thác hết là điều không cần phải giải thích. Thị trường dầu khí chịu ảnh hưởng bởi luật cung và cầu. Nó phụ thuộc vào tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, mà ngày nay đang suy thoái đã giải thích cho việc giá dầu rớt xuống những tháng qua và cho dù các nước xuất khẩu dầu lửa OPEP đã nhóm họp quyết định giảm sản lượng. Giá dầu cũng phụ thuộc vào nguồn dự trữ của từng nước và trước tiên là Mỹ. Tiếp đó là phụ thuộc giữa giá dầu trên các thị trường thế giới và giá dầu qua đường ống và được đóng thùng. Chúng ta cũng không thể không kể đến các sản phẩm phái sinh từ dầu lửa, trong đó có một số chất nhựa được phần lớn người dân sử dụng rộng rãi hàng ngày.
|
Sơ đồ của Hubbert |
Nếu những nghi ngờ về việc gây ảnh hưởng tập trung vào các cuộc vận động hành lang dầu lửa trong các cuộc chiến tranh ở Irak, đó cũng chính những nghi ngờ về sự phát triển của các quy định quốc tế về khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nó luôn làm cho chúng ta phải suy nghĩ.
Trong cuộc đàm phán nghị định thư Kyoto 1-Hiệp ước cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, Mỹ-nước thải khí lớn nhất thế giới đã không phê chuẩn. Tiếp đó, hiệp ước này đã trở nên “lỗi thời”. Nghị định thư Kyoto áp dụng thỏa thuận về quyền gây ô nhiễm tự do có thể nhượng lại trên thị trường cho những công ty có đạo đức và dễ dàng thanh toán nhất mà qua đó các công ty có thể thải ra nhiều hơn lượng khí quy định.
Các cuộc đàm phán nghị định thư Kyoto 2 diễn ra vào tháng 12/2009 tại Đan Mạch sẽ là dịp để cuộc vận động hành lang dầu lửa đánh giá ảnh hưởng của mình. Họ bị cản trở bởi những nhóm bảo vệ lợi ích của thế giới, luôn lo sợ những hậu quả của thay đổi toàn cầu gây nên thiên tai, nhiệt độ tăng và nước biển dâng cao.
Dù sao thì vận động hành lang dầu lửa vẫn còn. Viện dầu lửa Mỹ (API), nơi tập trung phần lớn lợi ích dầu khí thiên nhiên, không ngừng nhắc lại rằng vàng đen rất cần thiết cho hành tinh. Những quan chức của tổ chức này chỉ rõ: “Dầu khí buộc chúng ta xuống đường và đi vòng quanh thế giới”. Dầu lửa sưởi ấm, làm mát nhà và nơi làm việc. Chúng cung cấp thành phần chế tạo thuốc chữa bệnh, phân bón, vải, nhựa và các sản phẩm khác làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn, dễ dàng và tốt hơn”. Và thông qua đây, họ mong muốn làm chậm lại việc áp dụng các giải pháp bổ sung được quyết định ở cấp quốc tế và đặc biệt là vấn đề phát triển các nguồn năng lượng phi hóa thạch.
Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng vận động hành lang của các tập đoàn dầu lửa gợi lên nền công nghiệp giải trí. Kênh truyền hình Canal Plus của Pháp vừa trình chiếu phần đầu của tập phim về Arrow Oil, một tập đoàn dầu lửa ít lo ngại về vấn đề môi trường.
Theo báo Agoravox.fr