Thứ Hai, 25/11/2024
Chính sách
Thứ Hai, 13/2/2012 17:2'(GMT+7)

Vì nông dân

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Đầu năm 2012, UBND thành phố Đà Nẵng triển khai chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho bà con ngư dân đối với tàu cá có công suất từ 50CV trở lên. Theo đó, mỗi ngư dân tham gia đánh bắt trên biển kể cả ngư dân các tỉnh bạn khi hành nghề trên các tàu cá Đà Nẵng đều được mua bảo hiểm thuyền viên miễn phí với mức 64.000 đồng/người/năm.

Trước đó, tỉnh Bình Định là một trong 20 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 80% cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp và 60% cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm…

Theo tính toán, nông dân mua bảo hiểm cho một con bò thường phải bỏ ra khoảng 320.000 đồng (5% giá trị bảo hiểm). Với quyết định trên, họ sẽ được hỗ trợ tới 90% phí mua bảo hiểm, tức là Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 288.000 đồng, nông dân chỉ phải nộp 32.000 đồng. Nếu chẳng may gặp rủi ro, gia súc (trâu, bò) chết vì dịch bệnh, người không mua bảo hiểm chỉ được nhận tối đa 800.000 đồng, nhưng nếu đóng bảo hiểm, họ sẽ được nhận bồi thường lên tới 7,2 triệu đồng, tức là gấp hơn 200 lần.

Hoạt động bảo hiểm cho sản xuất nông, ngư nghiệp không phải bây giờ mới có, mà đã ra đời từ khá lâu. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành nghề sản xuất mang nhiều yếu tố rủi ro, nên việc đầu tư vào lĩnh vực này hầu như ít được quan tâm. Ngay tại thời điểm hiện nay, đại đa số nông dân vẫn giữ tập quán sản xuất tự phát, vì vậy mức độ rủi ro rất cao. Việc tổ chức mua bảo hiểm cho sản xuất nông, ngư nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước, trước hết là để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân, sau đó là hướng người nông dân vào một phương thức sản xuất tiên tiến và đồng bộ. Tức là, từng bước dần khống chế mức độ rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi, việc giảm bớt thiệt hại cho người sản xuất.

Thông qua việc thực hiện bảo hiểm sẽ giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất. Đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm sẽ thực hiện phương thức sản xuất, chăn nuôi, phòng dịch bệnh cho vật nuôi theo quy trình được phê duyệt. Hình thành một tập quán sản xuất, chăn nuôi mới; tư duy mới về nhận thức bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, để nông dân tự nguyện tham gia bảo hiểm cho mọi loại hình cây trồng, vật nuôi, ngành nghề sản xuất mà không cần sự hỗ trợ từ Nhà nước, đấy chính là mục tiêu lâu dài và là đích đến của ngành sản xuất nông, ngư nghiệp./.

(Theo: Đặng Trung Hội/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất