Chủ Nhật, 15/12/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 26/3/2010 21:45'(GMT+7)

Việt Nam có thể là "cứ điểm sản xuất" ở khu vực

Công trình Đại lộ Đông-Tây sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Công trình Đại lộ Đông-Tây sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tại hội thảo, ông Seiji Aikawa, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh doanh châu Á-Aikawa đã giới thiệu khái quát về lịch sử Việt Nam, về môi trường đầu tư ở Việt Nam, xu hướng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và triển vọng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong 10 năm tới.

Theo ông Aikawa, nhờ công cuộc đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã thoát khỏi hình ảnh một đất nước chiến tranh trong quá khứ, trở thành một điểm thu hút du khách và đầu tư nước ngoài, trong đó có du khách và các doanh nghiệp Nhật Bản.

Năm 2006, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm nước có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã vượt Thái Lan, vươn lên hàng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Lý do các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là do tình hình chính trị, xã hội ổn định, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực trẻ, ưu tú, giá lao động rẻ và là một thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng muốn tránh rủi ro của việc tập trung đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc.

Ông Aikawa cho rằng, với kế hoạch của Chính phủ Việt Nam tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ là một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và có thể trở thành một “cứ điểm sản xuất” ở khu vực./.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất