Thứ Tư, 27/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 6/12/2012 17:39'(GMT+7)

Việt Nam là quan sát viên hiệp định mua sắm chính phủ

Ảnh minh họa. (Nguồn: An Đăng/TTXVN)

Ảnh minh họa. (Nguồn: An Đăng/TTXVN)

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành - Trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nhấn mạnh kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam luôn theo đuổi cơ chế thương mại mở và minh bạch, tương thích với các quy định của WTO.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song những thách thức vẫn đang còn ở phía trước, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay. Việt Nam chủ trương tích cực và chủ động hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm phát luật về đấu thầu, mua sắm công để phù hợp với quy định của GPA trong WTO. Việc tham gia GPA với tư cách quan sát viên được xem là bước đầu tiên tiến tới trở thành thành viên chính thức của Hiệp định.

Thay mặt Ban thư ký, ông Bruce Christie - Chủ tịch Ủy ban Mua sắm chính phủ, đã hoan nghênh Việt Nam gia nhập GPA với tư cách quan sát viên.

Cho đến nay, GPA là một trong những Hiệp định quan trọng nhất của WTO. Hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của chính phủ.

Đại diện các thành viên GPA của WTO như Canada, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Na Uy lần lượt có bài phát biểu chào mừng Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm hoàn tất các thủ tục để tham gia là thành viên chính thức GPA.

GPA là hiệp định không có tính ràng buộc đối với các nền kinh tế thành viên của WTO. Hiệp định này mở ra hàng loạt cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ của các nền kinh tế thành viên GPA, đặc biệt là cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công.

Ra đời sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994 và đến năm 1996 các hoạt động thúc đẩy minh bạch đa phương được bắt đầu, GPA đến nay đã có sự tham gia của 42 thành viên./.

(Theo TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất