Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam-Nhật Bản được
ký kết năm 2006, trên cơ sở đó, hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ nghệ giữa hai nước ngày càng trở nên phong phú, đi vào
chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Ngày 29/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Khóa họp lần thứ 4 giữa Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác khoa học và công nghệ.
Khóa họp tập trung vào các chủ đề như nông nghiệp công nghệ cao, công
nghệ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng hợp lý
tài nguyên nước.
Phát biểu tại Khóa họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trần Quốc Khánh đánh giá cao việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là các
hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Chương trình đối tác nghiên cứu khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững” và “Chương trình nghiên
cứu chung Khu vực khoa học và đổi mới công nghệ Đông Á.”
Mặc dù hợp tác về khoa học giữa hai nước đạt được nhiều kết quả, tuy
nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu hợp tác trên tinh thần
đối tác chiến lược sâu rộng.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh với các nội dung được thảo luận tại
Khóa họp, hai bên hy vọng sẽ đánh giá một cách khách quan, toàn diện
thực trạng những cơ hội và thách thức cũng như những nhiệm vụ và giải
pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác song phương về khoa học và công nghệ
giữa Việt Nam-Nhật Bản.
Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam-Nhật Bản được
ký kết năm 2006, trên cơ sở đó, hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ nghệ giữa hai nước ngày càng trở nên phong phú, đi vào
chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Điển hình là hợp tác giữa Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và Viện
nghiên cứu Hóa-Lý trong lĩnh vực công nghệ sinh học Nhật Bản; Hợp tác
giữa Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam với cơ quan Hàng không
Vũ trụ Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và nhiều dự án hợp tác
trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu chung được Chính phủ Nhật Bản hỗ
trợ thông qua Cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA).
Ngoài ra, các tổ chức khoa học và công nghệ cũng như các nhà khoa học
của hai nước đã chủ động liên kết trao đổi thông tin, thực hiện nhiều đề
tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn hai
bên quan tâm./.
TG