Thứ Bảy, 21/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Bảy, 4/7/2009 16:22'(GMT+7)

Việt Nam phê chuẩn Công ước phòng chống tham nhũng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát biểu của điều phối viên thường trú LHQ John Hendra cho thấy công cuộc chống tham nhũng từ nay sẽ không còn đóng khung trong phạm vi nội bộ của Việt Nam mà có sự thông thương với quốc tế.

UNCAC là khung pháp lý đấu tranh chống tham nhũng đã được cộng đồng quốc tế nhất trí thông qua bởi nghị quyết 58/4 ngày 31-10-2003 của Đại hội đồng LHQ. UNCAC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14-12-2005 sau khi hội đủ 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn. Từ đó đến nay đã có hơn 140 quốc gia phê chuẩn UNCAC và Việt Nam là nước phê chuẩn mới nhất.

Theo đó, việc phê chuẩn công ước sẽ tạo thuận lợi cho công tác điều phối quốc gia và hợp tác quốc tế về vấn đề hết sức quan trọng này cũng như tạo cơ hội tốt hơn cho việc nâng cao năng lực và áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan tới chính sách phòng chống tham nhũng. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ tham nhũng luôn ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo.

Tham nhũng chuyển hướng sử dụng ngân quỹ phát triển cho các mục đích khác, làm suy giảm khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản của Nhà nước và là cơ sở nuôi dưỡng, duy trì tình trạng bất bình đẳng và bất công. Công ước khuyến khích việc xác định tốt hơn các ưu tiên chống tham nhũng. LHQ tại Việt Nam đề nghị Chính phủ Việt Nam đề ra “lộ trình minh bạch”, trong đó quy định chi tiết yêu cầu công việc của các cơ quan Chính phủ trong khung thời gian cụ thể cũng như cơ chế phối hợp riêng cho từng trường hợp và coi đây là xuất phát điểm quan trọng.

Ngoài ra, để thực thi UNCAC, sẽ mở rộng phạm vi tham gia phòng chống tham nhũng như là những đối tác quốc gia cho các đối tượng ngoài khu vực nhà nước, bao gồm các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội... Các thành phần ngoài Chính phủ này đều có thể tham gia đóng góp vào công cuộc phòng chống tham nhũng để vừa đảm bảo sự minh bạch và thực thi chính sách/pháp luật, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của hệ thống.

Sau thủ tục phê chuẩn UNCAC, tới đây sẽ biến tám chương của công ước thành hiện thực. Tám chương của công ước đề cập năm vấn đề chính sau đây: phòng ngừa, hình sự hóa, hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản và hỗ trợ kỹ thuật./.

(Theo Tuổi trẻ online)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất