Thứ Bảy, 5/10/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 12/9/2024 11:12'(GMT+7)

Xây dựng Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành cơ sở hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí và truyền thông

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ khai giảng các lớp Đại học chính quy Khóa 44 (2024-202) tại Hội trường lớn của Học viện.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Tham dự lễ khai giảng có các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan báo chí và truyền thông; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị chức năng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương...

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có các đồng chí: PGS. TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS. TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện; PGS. TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên Giám đốc, các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn Học viện, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Học viện; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các đơn vị; đại diện sinh viên các Khóa 41, 42, 43 và hơn 2.322 tân sinh viên Khóa 44.


Các đại biểu dự buổi Lễ đã dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân trong cơn bão số 3 và các vụ lũ lụt, sạt lở ở các tỉnh phía Bắc vừa qua.

Các đại biểu dự buổi Lễ đã dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân trong cơn bão số 3 và các vụ lũ lụt, sạt lở ở các tỉnh phía Bắc vừa qua.

Lễ khai giảng được tổ chức trực tiếp tại Hội trường lớn của Học viện và trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams.

Tại buổi lễ, các đại biểu dự buổi Lễ đã dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân trong cơn bão số 3 và các vụ lũ lụt, sạt lở ở các tỉnh phía Bắc vừa qua.

TỪNG BƯỚC KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ, UY TÍN, TRỞ THÀNH CƠ SỞ GIÁO DỤC HÀNG ĐẦU

Tại buổi lễ, PGS. TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường đã đọc Thư chúc mừng của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025. TS Trần Văn Thư, Trưởng Ban Quản lý đào tạo công bố Quyết định mở lớp Đại học chính quy khoá 44 (2024 - 2028).

Phát biểu khai giảng năm học mới, PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, năm học 2023 - 2024 trên cơ sở rà soát, tích hợp các chương trình đào tạo, Học viện đào tạo 32 chương trình trình độ cử nhân; 15 chương trình trình độ thạc sĩ; 7 chương trình trình độ tiến sĩ; các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, xuất bản, tuyên giáo, nghiệp vụ sư phạm và 1 chương trình liên kết quốc tế với Đại học Middlesex (Vương quốc Anh).

Quy mô đào tạo hiện nay là hơn 10.400 học viên, sinh viên, trong đó có 9.290 sinh viên đại học, 868 học viên cao học và 262 NCS. Trong đợt tuyển sinh đại học chính quy vừa qua, Học viện đã tuyển được 2.322 sinh viên Khóa 44.

PGS.TS. Phạm Minh Sơn cũng gửi lời nhắn gửi tới các sinh viên khóa 44: “Tương lai tốt đẹp thuộc về sự nỗ lực hết mình của các em trong học tập dưới mái trường này. Thầy tin chắc rằng, thế hệ sinh viên Khóa 44 hôm nay sẽ năng động, tích cực, sáng tạo, ra sức thi đua học tập, rèn luyện thật tốt, để đóng góp vào truyền thống 62 năm vẻ vang của Nhà trường”.

PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu khai giảng năm học mới.

PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu khai giảng năm học mới.

Theo PGS. TS. Phạm Minh Sơn, trong thời gian tới, toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên Nhà trường sẽ nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học mới với các giá trị cốt lõi của Học viện là: Đoàn kết, Dân chủ, Đổi mới, Chất lượng và Cống hiến. Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, Học viện sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong năm học 2024 – 2025 sau:

Một là, tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 để thực hiện tốt các mặt công tác; giữ vững và tăng cường khối đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.

Hai là, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn; lý thuyết đi đôi với thực hành, trải nghiệm thực tế; tăng cường vai trò của sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu; coi trọng rèn kỹ năng, năng lực và giáo dục chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp tục tăng cường các hoạt động về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch theo Nghị Quyết 35 của Bộ Chính trị trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên.

Bốn là, quyết tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo trên cơ sở ứng dụng hệ thống quản lí thông minh, đầu tư phần mềm làm nền tảng cho quản lí dạy và học; đồng thời tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về đào tạo và bồi dưỡng; thực hiện kiểm định chặt chẽ chất lượng đầu đầu vào, đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm là, kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức và đội ngũ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ đi đôi với đổi mới phương thức quản lý hành chính.

Sáu là, tiếp cận các nguồn đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và các hoạt động của nhà trường; ưu tiên hiện đại hóa phòng học, cơ sở thực hành, thư viện phục vụ học tập của sinh viên.

Với chặng đường hơn 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã từng bước khẳng định vị thế, uy tín, trở thành cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; đào tạo đại học, sau đại học các ngành báo chí, tuyên truyền, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội nhân văn; là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, báo chí, truyền thông. Học viện được quy hoạch đầu tư, xây dựng để trở thành trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia.

Hơn 62 năm qua, Học viện đã đào tạo và cung cấp cho xã hội gần 50.000 cử nhân, hơn 6.000 thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ; đào tạo, bồi dưỡng hàng chục nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước. Đội ngũ cán bộ do học viện đào tạo, bồi dưỡng đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các nhà khoa học đầu ngành, nhà giáo có uy tín, nhà báo có tên tuổi. Học viện còn đào tạo hàng nghìn sinh viên đại học, học viên cao học, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đến từ các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc… theo các hiệp định song phương giữa Đảng, Chính phủ Việt Nam và các nước.

 

HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và với tình cảm cá nhân đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên, học viên của Học viện lời chào thân thiết, lời thăm hỏi chân thành và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng biểu dương và đánh giá cao những thành tựu của Học viện trong chặng đường hơn 62 năm qua, cũng như những thành tích mà Nhà trường đã đạt được trong năm học 2023 - 2024 vừa qua.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được thời gian qua, hướng tới xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia (với tầm nhìn: Trở thành cơ sở hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí và truyền thông), năm học 2024 - 2025 và thời gian tới, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền quan tâm, thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, Học viện cần quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhất là Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII. Là một trường Đảng, Học viện cần đặt mục tiêu trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng trong cơ sở giáo dục đại học. Phát huy mạnh mẽ vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển của Học viện.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đào tạo các ngành, các lĩnh vực Học viện có thế mạnh. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sức hút đối với các chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị và công tác xây dựng Đảng. Chú trọng thu hút học sinh giỏi theo học các ngành này. Cùng với đó, nghiên cứu mở thêm các ngành đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu phát của đất nước trong giai đoạn mới. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đẩy mạnh học qua tìm tòi, khám phá, nghiên cứu. Coi trọng phát triển tư duy phản biện khoa học, năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, tự sáng tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ. Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với việc thực hành học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Thứ ba, Học viện cần đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, coi đây là giải pháp then chốt để trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của cả nước. Hoạt động khoa học của Học viện cần tiên phong trong việc giải quyết những vấn đề lớn. Tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quá trình đổi mới đất nước và dự báo xu hướng phát triển, làm sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chú trọng các nghiên cứu về mô hình và chiến lược phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xu thế phát triển của xã hội; các vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo và con người Việt Nam; công tác giáo dục chính trị; công tác báo chí, xuất bản, truyền thông, tuyên truyền trong thời đại số. Có cơ chế, chính sách cụ thể, khuyến khích các nhà khoa học, nhất là các giảng viên trẻ có công bố quốc tế.

Thứ tư, là một cơ sở có uy tín và bề dày thành tích trong đào tạo lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông, Học viện cần tiên phong trong nghiên cứu, đổi mới toàn diện nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm đúng chủ trương, quy định của Đảng và chính sách của Nhà nước, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, theo kịp xu thế của truyền thông hiện đại. Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cần đặc biệt coi trọng bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Sinh viên, học viên báo chí, xuất bản, truyền thông cần được đào tạo, bồi dưỡng để có khả năng tác nghiệp thành thạo trên không gian số; có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo như một công cụ hỗ trợ trong khai thác nội dung, phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng, xác minh tin tức và phát hiện tin giả, tạo ra trải nghiệm đa phương tiện mới; có bản lĩnh và tư duy phản biện, là người chính trực và có đạo đức nghề nghiệp để bảo vệ những giá trị cốt lõi của báo chí trước tác động tiêu cực đến từ công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Thứ năm, Học viện cần phát huy tối đa lợi thế của một đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhất là về vị thế và nguồn lực, đóng góp chung cho sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Học viện cần đẩy mạnh tự chủ, coi tự chủ đại học là giải pháp đột phá để phát triển. Tăng cường thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Đổi mới quản trị Học viện theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, coi đây là cơ hội để nâng tầm và tạo ra những giá trị mới, cách làm mới, khâu đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản trị của Học viện.

Thứ sáu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần chủ động phối hợp với các ban Đảng Trung ương, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, nhất là những lĩnh vực Học viện có thế mạnh như xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; hoạt động văn hóa, văn nghệ; công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền, dư luận xã hội. Tiếp tục phối hợp, tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, xây dựng Đảng, báo chí, xuất bản và truyền thông.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tặng những tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Học viện.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tặng những tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Học viện.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị các ban, bộ, ngành ở Trung ương, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục dành sự quan tâm nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ưu tiên tháo gỡ những điểm nghẽn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, sớm xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, địa chỉ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, báo chí và truyền thông.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất