Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 9/8/2009 9:23'(GMT+7)

Xung quanh chuyến thăm châu Phi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Hiện châu Phi đang trở thành một đối tác quan trọng đối với các cường quốc. Trước việc lục địa này đang phải đối mặt với nạn nghèo đói, Pháp, Trung Quốc và Mỹ đang tạo ra một cuộc chiến bất cân đối để giành ảnh hưởng.

Tuy nhiên, “cuộc chiến thành Troie” sẽ diễn ra căng thẳng tại lục địa đen. Vì lý do gì? Cho dù bị kìm hãm do cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính mới đây, nhu cầu về nguyên liệu và nguồn năng lượng của các nước phát triển và các cường quốc mới nổi không ngừng tăng lên và tranh giành lẫn nhau.

Ngày xưa, Pháp là nước thực dân hùng mạnh tại lục địa này thì những năm qua châu Phi đang là cửa ngõ du nhập rõ nét của Trung Quốc vì hai lý do chính sau: đối với Trung Quốc, châu Phi là một đối tác quan trọng trong cung cấp năng lượng và là một thị trường tiềm năng dài hạn cho các sản phẩm hạng thấp của Trung Quốc.

Về phần Mỹ, nước này không bào giờ vắng mặt tại đây. Những người đa sắc tộc Mỹ đã có mặt tại đây từ rất lâu: Cộng hoà dân chủ Công gô, Nigêria, Nam Phi, Ăngôla…

Sự thay đổi của người Mỹ đối với lục địa này xuất phát từ việc Tổng thống Obama tuyên bố coi châu Phi như một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Một sự thay đổi quan trọng nữa là việc Mỹ nhấn mạnh đến hai yếu tố chính: một là dân chủ hoá các nước châu Phi và tăng cường năng lực lãnh đạo, hai là đề xuất một đối tác có trách nhiệm và tôn trọng; đối tác mà những nội dung chính lúc này vẫn còn đang thảo luận.

Liên quan đến Pháp, từ lâu nước này đã có một vai trò ưu tiên đặc biệt do mối quan hệ lịch sử gắn liền với lục địa này. Các công ty Pháp đã xâm nhập vào phần lớn các nước châu Phi từ rất lâu và trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, sức mạnh của Pháp tại châu Phi đang ngày càng bị nghi ngờ.

Pháp không biết cách đưa các Nhà nước châu Phi đến tiến bộ một cách hiệu quả. Dù đúng hay sai, những người châu Phi tỉnh ngộ đã khiển trách Pháp. Điều này đã đặt Pháp vào một vị trí bị động hơn là chủ động.

Hiện nay, Pháp dường như là nạn nhân chính mất lợi ích tại đây. Vì vậy, ngày 23/9/2008 Tổng thống Pháp Sarkozy đã bày tỏ mối quan tâm của ông trước một nước Trung Quốc đang tăng cường chinh phục châu Phi trong một bài diễn văn đọc tại diễn đàn Liên Hợp Quốc.

Theo nhịp điệu các sự kiện đang diễn ra tại châu Phi, trước dư luận người dân đang thức tỉnh và lo ngại về tương lai của họ, các cường quốc đang tham gia vào một quá trình tái phân chia lợi ích và xác định lại các chiến lược xâm nhập vào lục địa đen.

Cũng như trên, sau chuyến thăm ngày 12/7 vừa qua của Tổng thống Barack Obama tới Ghana, lần này đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton tới lục địa châu Phi. Chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới 7 nước từ ngày 05/8/2009 thể hiện tầm quan trọng mà chính quyền mới của Mỹ dành cho lục địa này.

Dường như chuyến thăm này là một sự tuyên chiến thực sự trong việc tranh giành ảnh hưởng tại nơi mà các cường quốc khác như Pháp và đặc biệt là Trung Quốc đang hiện diện.

Trước khi xem xét những lựa chọn và ý định của các nước châu Phi đối với các nước xâm nhập, trước tiên chúng ta thử tìm hiểu lý do của họ.

Chủ nghĩa thực dụng kinh tế hay thiện chí tham gia phát triển của lục địa đen?

Khi chúng ta xem xét các nước châu Phi được các nước xâm nhập lựa chọn (mà đó là Trung Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga), chúng ta rút ra một điều là các nước châu Phi rất giàu nguyên liệu, chiếm vị trí hàng đầu trong kế hoạch của các cường quốc. Trong chuyến công du châu Phi ngày 23/6 vừa qua, tổng thống Nga đã chọn các nước Ai Cập, Namibia, Nigêria, và Ăngôla. Về phần mình, bà Clinton đã chọn các nước Kênya, Nam Phi, Ăngôla, Cộng hoà Dân chủ Công gô, Nigêria, Libêria và Cap Vert.

Về phía Pháp, chuyến công du của Tổng thống Sarkozy tới Sénégal hay Nam Phi nhằm khôi phục lại lợi ích của nguyên cường quốc thực dân tại lục địa này, song nhận được sự chào đón thờ ơ của người dân châu Phi.

Việc chọn lựa các nước giàu nguyên liệu hay tài nguyên năng lượng cho thấy rõ rằng chúng ta không có một sáng kiến từ thiện đơn giản mà là những lợi ích kinh tế thực dụng.

Tuy nhiên, chính sách kinh tế thực dụng này không cần thiết phải bỏ rơi mọi thiện chí tham gia vào quá trình phát triển của lục địa đen.

Học thuyết mới về “đối tác có trách nhiệm” mà các nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra dường như đi theo nghĩa hợp tác vượt lên trên sự khai thác đơn giản các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bằng tuyên bố “phát triển phụ thuộc vào việc quản lý tốt… Trong thế kỷ 21 này, các thể chế có khả năng, tin cậy và minh bạch là chìa khoá thành công”, tổng thống Mỹ đã thông báo sắc màu mà các chế độ lãnh đạo phải phát triển để tăng cường hơn nữa sự minh bạch và dân chủ tại châu Phi.

Theo chúng tôi, sự tham gia của một diễn văn liên quan tới các chính sách đối nội của các Nhà nước châu Phi là đóng góp quan trọng phân biệt bước đi của Mỹ so với các cường quốc khác. Hơn nữa, theo kết quả các cuộc thăm dò mới đây về chủ đề này, sự xâm nhập của Mỹ sẽ hỗ trợ cho các dân tộc châu Phi.

Về phía Trung Quốc, nước này dường như nhận được một sự chào đón nồng nhiệt tại châu Phi, đặc biệt từ các nhà lãnh đạo.

Theo bà Valérie PAONE (Đại học Paris 2), “hiện Bắc Kinh dựa và nhiều cấp độ để xây dựng chiến lược của mình. Trước tiên, Trung Quốc cấp cho các nước châu Phi các khoản vay với mức lãi suất đặc biệt (0%) mà không lo lắng đến các chế độ chính trị để đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Phi cho các công ty của mình”.

Cho dù được một số người đánh giá là tích cực (châu Phi được hưởng các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc), song đối với chúng tôi chiến lược này của Bắc Kinh là một vấn đề thực sự có liên quan tới sự can dự của nước này đối với sự phát triến của lục địa.

Quả thực ngày nay đối với châu Phi, chấp nhận sự minh bạch, quản lý tốt và dân chủ sẽ là các yếu tố then chốt cho phát triển. Trong khi trở thành đối tác của các hệ thống chính phủ tham nhũng và không minh bạch, Trung Quốc có nguy cơ vấp phải sự chống đối của người dân châu Phi, ngày nay rất gắn bó với các chính phủ đang nổi lên, có trách nhiệm, minh bạch, tôn trọng nhân quyền và tự do công dân.

Về phần mình, từ lâu Pháp đã được lợi từ bối cảnh hầu như độc quyền tại châu Phi. Mối quan hệ gia trưởng, bí ẩn và mập mờ với lục địa này đã bị lên án khắp nơi ở châu Phi. Nếu Pháp và châu Phi không “li dị”, người ta không thể nhanh chóng nhìn thấy châu Phi tỏ ra cởi mở với các nước khác đang ngấp nghé để làm mất cân bằng lợi ích của Pháp tại khu vực. Ngày nay, châu Phi coi Pháp là đối tác ngoài lề trong sự phát triển của mình.

Từ cuộc nghiên cứu đầu tiên này suy ra rằng lợi ích của các nước khác nhau kể trên trong diễn đàn này mang một đặc tính sống còn bởi các lợi ích đó gắn với năng lượng và nguyên liệu cho các công ty của các cường quốc phương Tây hay đang nổi. Việc tham gia vào quá trình phát triển cho thấy một chiến lược xâm nhập hay đối tác đơn giản. Đó là một sự tham gia phụ trợ và không theo thuyết ý chí.

Vậy thì châu Phi nên thông qua, ít nhất là về mặt lý thuyết, chiến lược gắn kết nhất với các nhu cầu sống còn và tiến bộ của mình.

Trước những nước xâm nhập rất mạnh, châu Phi có một ý đồ chặt chẽ. Vấn đề với nước Pháp là việc châu Phi muốn thoát khỏi ách thực dân Pháp. Vấn đề là muốn biết xem Pháp có thể bảo vệ lợi ích của mình trước lối thoát trên.

Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Pháp có thể có hiệu quả trong bối cảnh một châu Phi dân chủ và cạnh tranh? Quả bóng hiện đang nằm trong chân của Pháp. Chừng nào Pháp vẫn chưa giải quyết các vấn đề trên, nước này sẽ gặp khó khăn trong xây dựng mối quan hệ mới với châu Phi, một mối quan hệ tôn trọng và có trách nhiệm với lục địa này.

Về phía Trung Quốc, châu Phi rất cần vốn và đầu tư của nước này. Yếu điểm lớn nhất của cường quốc kinh tế mới này là từ chối tham gia vào cuộc chiến vì nhân quyền và rộng hơn nữa là một sự lãnh đạo minh bạch và có trách nhiệm của các Nhà nước mà Trung Quốc hoạt động tại đây.

Tại các Nhà nước châu Phi như Ghana, Libêria, Nam Phi mà ở đó dân chủ có xu hướng bén rễ, đối tác Trung Quốc được đánh giá rất hay. Ngược lại, được đánh giá ít có lợi cho người dân tại nhiều Nhà nước mà ở đó tồn tại các chế độ chuyên chế tham nhũng.

Ngày nay, lợi ích duy nhất về đối tác tin cậy và toàn cầu là lợi ích được phác thảo bởi chính quyền mới của Mỹ, dường như quan tâm tới việc cấp vốn, khai thác nguồn tài nguyên và chú ý tới các quy định và quản lý diễn ra tại các Nhà nước châu Phi.

Thích hợp với chủ nghĩa kinh tế thực dụng, Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết có một trao đổi “cả hai đều có lợi” với các đối tác châu Phi bằng một “giải pháp mới” có tính xây dựng, dựa trên yêu cầu quản lý tốt của các Nhà nước.

Bước đi này không thiếu lợi ích, tạo nên một sự khác biệt đáng kể giữa những cường quốc khác nhau tại lục địa châu Phi và càng quan trọng khi một môi trường dân chủ hoá có thể mạng lại hình ảnh một đối tác nghiêm túc và có trách nhiệm.

Trong lúc này, chúng ta hãy chờ bài diễn văn đó trở thành hiện thực.



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất