Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 7/8/2009 8:29'(GMT+7)

Việc Bắc Triều Tiên trả tự do cho hai nhà báo có lợi cho ai?

Tháng 6, hai nữ nhà báo đã bị kết án 12 năm lao động cưỡng bức do vượt qua biên giới Bắc Triều Tiên khi chưa được phép. Các nhà bình luận của các báo Mỹ và Hàn Quốc tự hỏi đây là một bước ngoặt lịch sử hay là một chiêu bài của chế độ Kim Jong-il?

Trước tiên, tờ Los Angeles Times và Politico nhấn mạnh sự thành công của vị tổng thống thứ 42 của nước Mỹ. Tờ Politico mỉa mai: “Tuần này đánh dấu một sự lật ngược hoàn hảo trong cuộc đời của ông Bill Clinton, người từng là một nguyên thủ quốc gia dường như không có một dấu ấn hay vai trò cần thiết dưới thời tổng thống Barack Obama". Đối với tờ The Hankyoreh của Hàn Quốc, ông Bill Clinton “đã để lại kỷ niệm đẹp nhất trong thiện chí đưa quan hệ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên tiến gần tới bình thường hóa”.. Theo tờ Washington Post, thành công của chuyến đi này chính là do mạng lưới tiếp xúc tài chính và chính trị của cựu tổng thống và vợ ông, bà Hillary Clinton-Ngoại trưởng Mỹ.

Rất nhiều nhà bình luận và phân tích đề cập đến cách thức và căn cứ của chuyến thăm “cá nhân” nhằm thương lượng việc trả tự do trên. Tờ Far Eastern Economic Review bảo vệ quan điểm “lợi ích của các kênh đối thoại trực tiếp” và nhấn mạnh “nhu cầu của một mối quan hệ nhiều mặt”. Về phần mình, tờ nhật báo bảo thủ The Chosun Ilbo tố cáo một chiêu bài của Bắc Triều Tiên. Tờ báo viết: “Liệu có một đất nước có thể bắt giữ hai con tin để đạt được các mục đích chính trị và cho thế giới thấy một bức ảnh vị lãnh đạo của họ mỉm cười như ở Bắc Triều Tiên”. Ngược lại, tờ LA Times cho rằng Bình Nhưỡng được lợi trong vụ này.

Vấn đề hạt nhân

Đối với báo chí Mỹ và Hàn Quốc, vấn đề hạt nhân cũng nằm trong nội dung thảo luận. Theo nhà phân tích của báo Hankyoreh, nếu chuyến thăm của ông Clinton báo hiệu khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán mới về vấn đề hạt nhân thì tờ báo Korea Herald lại cho thấy ít hứng khởi: “Bình Nhưỡng không được nhầm lẫn khi tin rằng chuyến thăm của Bill Clinton là dấu hiệu cho một sự thay đổi của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Washington cần phải đưa ra những thông điệp cứng rắn, nhấn mạnh sức ép của cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục cho tới khi Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân”. Đối với tờ Christian Science Monitor, sáng kiến của Mỹ là đặt vai trò của người đồng minh dân chủ của mình là Hàn Quốc sang một bên.

Cuối cùng, tờ New York Times nhấn mạnh: vụ việc “là một thách thức cho ông Obama”. Tờ Washington Post cho rằng với sự trung gian của ông Clinton , “chính quyền đã không vượt qua được ranh giới giữa chính sách mềm dẻo và đầu hàng”.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất