Thứ Sáu, 4/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 29/6/2011 21:35'(GMT+7)

6 tháng 2011, GDP cả nước đạt 5,57%

Thông báo về một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế -xã hội 6 tháng đầu năm 2011, ông Đỗ Thức Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: 6 tháng năm 2011, kinh tế- xã hội nước ta có nhiều yếu tố bất lợi tác động đến mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh gây lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống dân cư; cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng sự nỗ lực chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nền kinh tế-xã hội nước ta 6 tháng qua đã thu được một số kết quả tích cực.

Tăng trưởng kinh tế duy trì hợp lý, tổng sản phẩm trong nước GDP ước tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,67%. Đáng chú ý mức tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh sự gia tăng về diện tích vụ lúa đông xuân đạt 3.906,2 ha (tăng 10,3 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2010), năng suất lúa ước đạt 62,9 tạ/ha, sản lượng đạt 19,5 triệu tấn, tăng 25,8 vạn tấn.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tính chung 6 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7%. Chỉ số sản xuất một số ngành sản phẩm công nghiệp đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ là: đường tăng 43,5%, các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 38,1%, đồ gốm, sứ không chịu lửa tăng 35,3%, đồ uống không có cồn tăng 35%... Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5 tháng đầu năm 2011 tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Các ngành có có chỉ số tiêu thụ tăng cao là các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 80,4%, đường tăng 49,8%, gạch ngói và gốm sứ xây dựng không chịu lửa tăng 45,6%, đồ uống không cồn tăng 29,9%, đồ gốm sứ không chịu lửa (trừ gốm xây dựng) tăng 27,2%. Trong khi đó, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng thời điểm năm trước tăng 15,9%.

Theo thống kê, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất bia 94,3%, giường, tủ, bàn ghế tăng 71,7%, giày dép tăng 59,4%, đồ uống không cồn tăng 39,9%, thức ăn gia súc tăng 37,6%, sợi và dệt vải tăng 35,4%, cáp điện và dây cáp điện có bọc cách điện tăng 34,1% , sản xuất mô tô xe máy tăng 30%. “Đây là dấu hiệu cần lưu ý để có điều chỉnh sản xuất phù hợp đối với nền kinh tế đất nước”, ông Thức cho biết.

Vốn nước ngoài có xu hướng giảm

Số liệu thống kê cũng cho thấy, vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế ước tính đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, vốn đầu tư toàn xã hội chỉ bằng 92,1% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.300 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu đạt 42,3 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ. Nếu không kể tái xuất vàng thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2010. Sở dĩ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng cao, do lượng xuất khẩu một số mặt hàng tăng, mặt khác do giá trên thị trường thế giới tăng cao như: Hạt tiêu tanưg 72,2%, cao su tăng 62%, cà phê tăng 57,3%, hạt điều tăng 42,3%, dầu thô tăng 41%... Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 14,7%.

Điểm đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay, thay đổi lớn trong cơ cấu kim ngạch hàng hoá xuất khẩu là tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm sản tăng từ 16% lên 21%, do tăng đơn giá sản phẩm. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm xuống 29,5%; nhóm hàng công nghiệo nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm xuống 41,3%; vàng và các sản phẩm vàng giảm xuống còn 2%.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 25,8%, đạt 49 tỷ USD, riêng tháng 6 nhập khẩu giảm 5,2%. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu tăng cao là do giá nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao. Về cơ cấu hàng nhập khẩu cũng có sự thay đổi. Trong đó, tỷ trọng nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng tăng từ 7,2% tăng 8,2%.

Nhập siêu 6 tháng ước 6,65 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Nếu loại trừ vàng, nhập siêu 6 tháng uớc 7,5 tỷ USD, tương đương 18,1% kim ngạch xuất khẩu. Riêng tháng 6 ước đạt 400 triệu USD, bằng 5,1% kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, giảm nhiều so với các tháng trước chủ yếu do tái xuất vàng, nếu không tính vàng, nhập siêu uớc khoảng 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Thức cảnh báo nếu loại trừ yếu tố giá thì nhập khẩu vẫn tăng hơn xuất khẩu.

Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng chậm lại

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011 tăng 1,09% so với tháng trước, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, riêng chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 13,29% so với tháng 12/2010, bình quân 6 tháng tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng một số chỉ tiêu quan trọng khác là tổng mức bán lẻ tăng 22,6%, hành khách luân chuyển tăng 5,4%.

Ông Thức nhận định, bên cạnh những kết quả tích cực 6 tháng qua, nhìn chung nền kinh tế nước còn gặp một số khó khăn thách thức như lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn về vốn và giá nguyên liệu đầu vào tăng,

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các ngành, tập đoàn kinh tế và các địa phương cần tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Cũng tại cuộc họp báo này, Tổng cục Thống kê công bố một số nội dung chủ yếu về về cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản và kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2010./.

Theo VOVNews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất