Thứ Năm, 14/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Năm, 5/12/2019 11:8'(GMT+7)

7 kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn "già hoá dân số"

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Theo đó, các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đã thảo luận về một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam bao gồm: - Thích ứng với già hoá dân số cần được coi là một vấn đề ưu tiên và đòi hỏi phải có các biện pháp kịp thời để chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai không xa.

- Vấn đề người cao tuổi liên quan chặt chẽ tới 15/17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), do đó cần lồng ghép vấn đề này trong các chính sách, chỉ tiêu Phát triển Bền vững ở Việt Nam. Chính phủ cần ban hành, định hướng chiến lược tổng thể thích ứng với già hóa dân số, xây dựng chương trình hành động về già hoá dân số cho giai đoạn 2021-2030.

- Cần tiếp tục thực hiện, đồng thời rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết các pháp luật, chính sách liên quan đến người cao tuổi, như Luật Người cao tuổi, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng Giới, Pháp lệnh Dân số để bảo đảm giải quyết tốt hơn các vấn đề về người cao tuổi, cũng như có quy mô dân số hợp lý, hạn chế sự gia tăng tốc độ già hoá dân số.

- Cần xóa bỏ các rào cản về tuổi tác trong các chính sách, lưu ý tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường xã hội để đảm bảo người cao tuổi có thể tham gia vào hoạt động kinh tế và xã hội; phát triển dịch vụ cho người cao tuổi tại cộng đồng, các mô hình câu lạc bộ người cao tuổi, đặc biệt câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau theo Quyết định 1533/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ; trung tâm chăm sóc ban ngày, ngắn ngày tại cộng đồng.

- Cần tăng cường truyền thông, thay đổi nhận thức, tạo môi trường phù hợp với xã hội có nhiều người cao tuổi, thường xuyên tuyên truyền giáo dục giới trẻ, để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người cao tuổi.

- Cần có các nghiên cứu đánh giá, tăng cường thu thập số liệu, thông tin về người cao tuổi và tác động của già hóa dân số để phục vụ xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình.

- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp và tăng cường vai trò của các Bộ, ngành, đoàn thể, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội và các bên liên quan khác trong bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi.

Cần tiếp tục ủng hộ ban hành Công ước Quốc tế về Quyền của người cao tuổi nhằm có thêm một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền của người cao tuổi./.

D. Hùng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất