Chủ Nhật, 24/3/2013 9:33'(GMT+7)
Nhân ngày Thế giới phòng chống lao 24/3:
95% người mắc bệnh lao ở An Giang không tái lao
Xác định sự nguy hiểm của bệnh lao đối với cộng
đồng, tỉnh An Giang thường xuyên tổ chức khám điều tra các triệu chứng nghi ngờ
như ho kéo dài nhiều ngày, sốt về chiều, đau tức ngực, sút cân…. để phát hiện
bệnh nhân, lập danh sách đưa vào điều trị.
Nhờ tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng chống lao trong cộng đồng, tỉnh
An Giang đã thực hiện tốt công tác phát hiện, quản lý và duy trì điều trị khỏi
bệnh lao chiếm đến 97% trong tổng số người mắc bệnh, 95% người bệnh không tái
lao; tỷ lệ lao kháng thuốc chiếm dưới 0,5%, thấp hơn bình quân của cả nước, góp
phần đẩy nhanh thời gian thanh toán bệnh lao.
Bác sĩ Phan Thanh
Viên, Trưởng Khoa lao - Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang cho biết: An Giang
là tỉnh có số người mắc lao cao so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long nhưng với quyết tâm loại trừ bệnh lao, hàng năm tỉnh đều rút kinh nghiệm để
xây dựng kế hoạch cụ thể. Năm 2013, tỉnh tiếp tục củng cố, bổ sung đội ngũ y,
bác sĩ; liên tục cập nhật thông tin, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật chuyên sâu như
chẩn đoán bệnh phổi ngoài lao, ung thư phổi, chăm sóc toàn diện bệnh nhân, cấp
cứu tràn dịch, tràn khí màng phổi…; phủ kín tổ phòng chống lao từ huyện đến tận
xã, phường với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại gồm máy chụp X quang, máy thử
Gene - X Pert...
Xác định sự nguy hiểm của bệnh lao đối với cộng
đồng, tỉnh An Giang thường xuyên tổ chức khám điều tra các triệu chứng nghi ngờ
như ho kéo dài nhiều ngày, sốt về chiều, đau tức ngực, sút cân…. để phát hiện
bệnh nhân, lập danh sách đưa vào điều trị. Trong quá trình điều trị, các cơ sở
phân công cán bộ y tế giám sát bệnh nhân tuân thủ uống thuốc đúng, đủ, không bỏ
liều.
Là tỉnh có địa bàn rộng, 70% là khu vực nông thôn, vùng núi,
biên giới, hiểu biết của nhân dân còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn tồn
tại phong tục tập quán lạc hậu…, hàng năm phát sinh nhiều bệnh nhân lao, An
Giang chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn trực tiếp bệnh nhân và người thân
biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Tỉnh chủ động phối
hợp với các chương trình y tế định kỳ tổ chức họp tổ, nhóm tại các hộ gia đình,
thông qua phương tiện truyền thông cơ sở, phát tờ rơi… tuyên truyền về nguyên
nhân, dấu hiệu nghi ngờ, cách phòng tránh và điều trị bệnh lao hiệu quả; tuyên
truyền về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao nhận thức của cộng
đồng, cùng chung tay phòng ngừa bệnh lao, quyết tâm không để phát sinh bệnh nhân
lao, không để tái lao trong cộng đồng./.
Theo Thu Trang- TTXVN