Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 27/7/2009 14:0'(GMT+7)

Afghanistan: tháng chết chóc nhất của liên quân. Một cuộc chiến tất phải thất bại?

Liệu liên minh sẽ đạt được mục tiêu? Hay họ sẽ chịu thất bại quân sự lần thứ mấy tại Afghanistan?

Bối cảnh kinh tế và chính trị của cuộc chiến

Trước khi xem xét các câu hỏi này, về mặt kinh tế, nên xác định rằng Afghanistan (hiện là nước sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới) cũng như Pakistan (thông qua hoạt động của các cơ quan đặc biệt nước này) đang trở thành những Nhà nước dung túng cho ma tuý từ cuộc chiến Afghanistan được phát động năm 2001 sau các vụ khủng bố ngày 11/9.

Cũng nên nhắc lại rằng nếu việc trồng cây thuốc phiện được bắt đầu từ những năm 1980 theo sự xúi dục của các cơ quan đặc biệt phương Tây để tài trợ cho cuộc chiến của người Afghanistan chống lại sự xâm chiếm đất nước của Nga thì chế độ Taliban sụp đổ do việc trồng cây thuốc phiện giảm vào cuối những năm 1990.

Hơn nữa, nếu từ năm 2001 thu nhập từ nhựa cây thuốc phiện (mà châu Âu là điểm đến chính) chủ yếu dành cho các tướng lĩnh quân đội và việc mua sắm vũ khí, đa số là của Mỹ bán cho Pakistan và một phần nhỏ cho các nhóm quân Afghanistan. Điều này phải thừa nhận rằng viện trợ của cộng đồng quốc tế cho Afghanistan đến nay không hiệu quả.

Chỉ những chi tiết trên đã cho thấy cần phải ý thức rõ về mức độ những mối đe doạ đang rình rập toàn bộ vùng Nam Á và tính chất nguy hiểm của chính sách “tân bảo thủ” trong những năm của Tổng thống Bush (2000-2008). Mỹ, nước trục lợi từ tình hình trên đã làm cho tình hình trở nên xấu đi và có hại cho hoà bình và tái thiết.

Tình hình tại Afghanistan

Ngày nay, tình hình tại Afghanistan, mà các phương tiện thông tin đại chúng ít đề cập đến, đang bất ổn về mặt an ninh. Nếu muốn đến đó, những người phương Tây cần phải tham khảo một số lời khuyên quan trọng. Ví dụ, người dân Canada đã chính thức được khuyến cáo từ mấy tháng nay: “Tránh du lịch tới Afghanistan… Những người nào đang ở đất nước này thì hãy xuất cảnh ngay. Tình hình an ninh là cực kỳ bất ổn và không thể dự báo trước”.

“Người nước ngoài là nạn nhân của các vụ tấn công, đặc biệt là nạn cướp có vũ khí và các vụ bạo hành… Cũng đã xảy ra các vụ mấy cắp xe hơi và cướp có vũ trang. Mua vũ khí tại Afghanistan thật dễ dàng”.

“Các hãng kinh doanh trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như điện, viễn thông rất ít, ngay cả trong các thành phố. Thiếu thực phẩm và nước uống xảy ra thường xuyên”.

Chính quyền Obama và các nước NATO khác dường như biết rõ sự nguy hiểm của cuộc xung đột mà trung tâm gây mất ổn định thực tế lại nằm ở bên Pakistan. Điều này đã giải thích rõ cho lý do của các chiến dịch quân sự mà các nước tiến hành đồng thời hiện nay tại phía Đông Nam Afghanistan và phía Tây Bắc Pakistan.

Về mặt quân sự, tháng 7/2009 chắc chắn sẽ là tháng đẫm máu nhất từ 8 năm nay đối với liên minh (tính đến ngày 3/7 có 57 lính tử trận, trong đó có 34 lính Mỹ và 23 lính Anh). Từ đầu tháng, 5 máy bay đã bị rơi trong đó có một chiếc F15 của không quân Mỹ (ngày 18) và một máy bay chiến đấu của Anh (ngày 20). Thứ hai vừa qua, quân đội Mỹ xác nhận có một lính Mỹ bị Taliban bắt, đây là người đầu tiên kể từ cuộc xung đột.

Điều này làm cho chúng ta tự hỏi một vài nghìn quân Taliban không khoan nhượng liệu có thể gây ra những tổn thất mà không có sự tiếp tay của phần lớn người dân?

Việc gia tăng các trận đánh là kết quả của chiến dịch "Khanjar" được liên minh bắt đầu từ đầu tháng 7 trong khung cảnh chiến lược mới của chính quyền Mỹ.

Trong khi tấn công quân Taliban tại tỉnh Helmand-vùng ảnh hưởng phía Nam của Taliban tại Afghanistan thì lực lượng quân đội Pakistan tấn công tại biên giới phía khác. Mỹ phát động chiến dịch nhằm mục đích “làm rối loạn, phá huỷ và cuối cùng là tiêu diệt Al-Qaida và các đồng minh cực đoan của tổ chức này và ngăn chúng trở lại vùng biên giới 2 nước”.

Chiến dịch này diễn ra song song với việc quân đội Mỹ rút khỏi các thành phố của Irak. Điều này sẽ cho phép Mỹ triển khai khoảng 17.000 quân tại Afghanistan một vài tuần trước các cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra ngày 20/8 tới.

Sự đáp trả chiến dịch của liên quân có liên quan đến những phiến quân Taliban song nó cũng liên quan tới các bộ lạc, vấn đề dân tộc hay đơn giản là chống lại chủ nghĩa thực dân. Sự đáp trả này bao gồm tấn công vào nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ chống lại các lực lượng và các cơ sở của liên minh và của chính phủ gây nhiều tranh cãi hay những người nước ngoài.

Cách thức của quân du kích giống với cách thức được sử dụng trong cuộc chiến tranh đầu tiên ở Afghanistan trong những năm 1980 với một điều mới là có các vụ khủng bố “được nhập khẩu” từ cuộc xung đột tại Irak.

Theo các nhà phân tích quân sự, cuộc phản công của quân du kích nhằm xiết chặt gọng kìm tại các khu vực tập trung chiến dịch "Khanjar" đang thiếu quân đội, trang thiết bị và không quân tại vùng núi rộng lớn này.

Mục đích thứ hai là nhằm ngăn chặn tính hợp pháp của Chính phủ trung ương Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn trong cuộc bầu cử sắp tới.

Bị tố cáo tham nhũng và thiên vị dân tộc, được lãnh đạo bởi những tướng lĩnh là thủ phạm của các vụ cửa quyền chống lại nhân dân, không có khả năng tái thiết đất nước cũng như bảo đảm an ninh tối thiểu cho người dân Afghanistan, chính phủ của ông Hamid Karazaï trong 7 năm đã cho thấy nhiều bằng chứng chứng tỏ sự bất lực và không hiệu quả.

Chính vì thế mà chúng ta tin rằng quân Taliban có một đồng minh làm đối trọng trong cuộc chiến này: Đó là bản thống kê thảm hại của Chính phủ Afghanistan và nạn tham nhũng!

Chính trị sẽ là lời chào tạm biệt hay không!

Trước cuộc bầu cử tổng thống vài tuần, theo ý kiến của nhiều nhà quan sát, các giải pháp chính trị hầu như không tồn tại ở Afghanistan. Ông Karazaï có may mắn tái cử song thiếu một phe đối lập thống nhất và kiên quyết phản đối mọi toan tính có mục đích phục vụ lợi ích quốc gia.

Yếu tố quan trọng khác là thái độ của những kẻ nổi dậy chống lại mưu đồ của Mỹ hội nhập với họ dưới điều kiện một thoả thuận chính trị.

Trong bài diễn văn ngày 15/7, bà Hilary Clinton đã công nhận rằng “Tất cả những ai chiến đấu bên cạnh quân Taliban không phải là người hỗ trợ Al-Qaïda, không tin vào chính sách cực đoan mà quân Taliban đã áp dụng trong thời gian họ nắm quyền” trước khi bà nói thêm: “Ngày nay, cùng với những người đồng minh Afghanistan, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi binh lính Taliban nào chống lại Al-Qaïda, từ bỏ vũ khí và sẵn sàng tham gia vào một xã hội tự do và mở cửa như Hiến pháp Afghanistan đã ghi”.

Đến nay, những ý định của Mỹ (được Pakistan và A-rập Xê-út hỗ trợ) nhằm thuyết phục quân Taliban nói “ôn hoà” khi tham gia quá trình chính trị vẫn chưa có kết quả.

Đối với Pakistan, điều mới lạ là thái độ của quân đội mà chúng ta biết là họ có quan hệ lịch sử với quân Taliban. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội ít tiến triển của Pakistan và sự bất bình của người dân chống lại chính sách của Mỹ tại khu vực là những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến sự can thiệp của quân đội.

Đất nước Afghanistan, xảy ra chiến tranh từ 30 năm nay và là một trong những nước nghèo nhất thế giới, chỉ có lợi ích cho các cường quốc về mặt địa chính trị: vai trò là vùng đệm giữa Trung Á giàu tài nguyên năng lượng và hai nước anh em Pakistan và Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chính quyền Obama cũng biết rằng thật không dễ bảo đảm an ninh cho lãnh thổ này bằng vũ lực mà không có sự hỗ trợ của quân đội Pakistan ở phía bên kia biên giới. Chính quyền Mỹ cũng đang thừa nhận rằng trên bộ sẽ là không thể thực hiện thành công nhiệm vụ này (trước các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1012?) nếu không có nhượng bộ hay thay đổi chính trị cần thiết cho hoà bình và tái thiết tại Afghanistan và Pakistan.

  • Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất