Thứ Hai, 30/9/2024
Pháp luật
Thứ Hai, 13/10/2008 21:28'(GMT+7)

An ninh lương thực là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất

Niềm vui được mùa của cô gái dân tộc

Niềm vui được mùa của cô gái dân tộc

Theo thống kê, năng suất lúa bình quân cả nước năm 2007 đạt 49,8 tạ/ha, sản lượng lúa giai đoạn 2001 - 2007, bình quân đạt xấp xỉ 35 triệu tấn/năm. Năng lực chế biến lúa gạo hiện nay đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa chủ động hoàn toàn trong các khâu sấy, bảo quản và tồn trữ lúa gạo.

Bộ NNPTNT cho biết, hiện nay, tỷ lệ lúa hàng hóa sản xuất khác nhau tùy từng vùng: Đồng bằng Sông Hồng khoảng 25-30%, miền núi phía Bắc khoảng 8-10%, miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15-20%, Đông Nam Bộ là 55-60% và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 70-75%.

Lương thực vốn là mặt hàng nhạy cảm với một nước đông dân và nông dân chiếm đa số như nước ta, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng, vai trò điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống dự trữ quốc gia và kênh phân phối khẩn cấp, cùng với các chế tài đủ mạnh, là rất quan trọng để ngăn ngừa các hành vi kinh doanh bất chính, để dập tắt các cơn "sốt" lương thực, đảm bảo ổn định thị trường lương thực, giữ vững ANLT quốc gia trong mọi tình huống.

Mặc dù năng suất lúa bình quân của Việt Nam hiện đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á nhưng theo Bộ Công Thương, giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo Thái Lan. Do vậy, cần phải chú ý đến chất lượng gạo, bao gồm cả tính đồng đều và chất lượng giống lúa; phải chọn loại giống lúa có năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không cần thiết phải đưa ra quá nhiều giống lúa; đồng thời tập trung cho khâu cơ khí hóa nông nghiệp và xây dựng chính sách cụ thể trong dự trữ, lưu thông lúa gạo.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, để đảm bảo ANLT trên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệu quả thì trước hết phải tính đến đảm bảo đủ nhu cầu lúa gạo cho nhân dân, sau đó dành cho dự trữ và xuất khẩu.

"Mục tiêu chính ở đây là năng suất, chất lượng lúa gạo chứ không phải mở rộng diện tích đất lúa. Mặc dù vậy, cần phải giữ diện tích đất lúa tối thiểu cho người dân trên tinh thần phục vụ tối đa đời sống của nhân dân.", Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, cần phải điều hòa lợi ích giữa diện tích đất trồng lúa với đất trồng các cây lương thực khác; đồng thời cần phải tính đến các yếu tố như: dân số, khí hậu nóng, nước biển dâng, áp dụng khoa học kỹ thuật...

Phó Thủ tướng gợi ý, nên xây dựng Đề án ANLT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được tính toán căn cơ trên các cơ sở khoa học cụ thể./.
 
(Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất