Thứ Hai, 30/9/2024
Pháp luật
Chủ Nhật, 12/10/2008 10:41'(GMT+7)

Thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TPHCM: Nhân rộng những cách làm hiệu quả

Công nhân ngành môi trường đô thị TPHCM thường xuyên vớt rác làm sạch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: T.TÂM

Công nhân ngành môi trường đô thị TPHCM thường xuyên vớt rác làm sạch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: T.TÂM

Phát huy vai trò tự quản của người dân

Trước tình hình thực tế trên địa bàn (có hơn 70 tuyến đường lớn nhỏ chằng chịt, người dân buôn bán chiếm số lượng nhiều), UBND quận 6 đã kiến nghị TP chấp thuận chủ trương cho quận sử dụng tạm một phần vỉa hè (ngăn bằng các vạch sơn) để người dân buôn bán, để xe và phần lớn vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ.

Việc quản lý về tình hình trật tự, vệ sinh trên địa bàn sẽ được “khoán” cho các hộ dân tại chỗ chịu trách nhiệm. Trước mắt, quận chỉ mới làm thí điểm ở một số tuyến đường điểm. Kết quả rất khả quan: đại đa số người dân buôn bán kinh doanh cố định trên các tuyến đường kiểu mẫu tự giác chấp hành, kinh doanh, để xe hai bánh đúng vị trí quy định, khoảng trống cho người đi bộ nhiều hơn.

Còn 15 - 20 phút đầu trong những buổi giao ban của UBND phường với Ban điều hành các tổ dân phố của phường 4 quận 10 thì dành để nói chuyện chuyên đề về VMĐT. UBND phường thành lập tổ biên tập tin để chuyên săn tìm và “triển lãm” những hình ảnh chưa đẹp của các cá nhân, hộ gia đình, tuyến hẻm, đường trên địa bàn để chấn chỉnh. Phường cũng triển khai mô hình “1 biết 4”: 1 nhà giám sát, nhắc nhở 4 nhà xung quanh giữ gìn vệ sinh phần vỉa hè, mặt đường trước nhà, giao rác đúng giờ quy định, không lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh…

Nhiều mô hình tự quản phát huy vai trò người dân khác cũng được Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà nêu ra để các quận huyện tham khảo, như xây dựng “Phường không rác” theo mô hình dựa vào cộng đồng (phường 2 quận 3); vận động người dân cam kết không vứt rác thải trên rạch, cộng đồng trách nhiệm trong việc chuyển hóa tình hình ô nhiễm trên địa bàn (quận Bình Thạnh); lắp đặt 795 thùng rác, vận động người dân, tổ chức để có địa điểm xây dựng 18 nhà vệ sinh công cộng (quận 1); tổ chức lực lượng liên ngành xử lý vi phạm VMĐT (quận Tân Bình); kéo giảm tình hình kẹt xe trên địa bàn TP bằng các mô hình: “Đội phản ứng nhanh và bảng chỉ dẫn” (quận 5), “Biển hướng dẫn lối lưu thông vào giờ cao điểm” (quận 10)…

Thưởng tiền cho người phát hiện đổ bậy xà bần

Đó là cách làm của phường 11 quận 3. Cụ thể, phường phát động người dân phát hiện người đổ bậy xà bần trên tuyến kênh Nhiêu Lộc sẽ được khen thưởng (200.000 đồng/vụ vào ban ngày, 500.000 đồng/vụ vào ban đêm). Phường thông báo cho các ngành, tổ dân phố, sử dụng lực lượng hành nghề xe ôm, hộ dân cư ngụ mặt tiền kênh Nhiêu Lộc làm hệ thống “chân rết” phát hiện vi phạm. Đồng thời phạt “đội khung” để răn đe: xử phạt 2 vụ (1,5 triệu đồng/vụ) đổ lén xà bần, tạm giữ 2 xe ba gác máy, cảnh cáo 2 trường hợp khác…

“Nhờ vậy, tình hình đổ lén xà bần tại kênh Nhiêu Lộc giảm hẳn. Mô hình này của phường 11 đang được nhân rộng trên toàn địa bàn quận 3”, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND quận 3 khẳng định.

Tiếp tục chọn chủ đề năm 2009 là thực hiện VMĐT

Đánh giá về việc thực hiện VMĐT trên địa bàn TPHCM 9 tháng qua, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo cho rằng: Ý thức người dân vẫn chưa chuyển động đồng đều; ở ngoại thành, vùng ven, nơi đông người dân nhập cư, các khu nhà trọ công nhân… còn nhiều tồn tại, có nơi còn làm đối phó. Việc xử lý, lấy rác của 3 đơn vị (Công ty Môi trường đô thị TP, công ty, xí nghiệp dịch vụ công ích quận huyện, lực lượng thu gom rác dân lập) vẫn chưa chặt chẽ, chồng chéo dù ngân sách bỏ ra nhiều (trên 700 tỷ đồng/năm).

Ở khía cạnh khác, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua cũng phê bình: Chi phí cho băng rôn, xe tuyên truyền… của các quận huyện, phường xã khi tuyên truyền sẽ dễ gây lãng phí mà nên chọn các cách cụ thể hơn (lập đường dây nóng, đưa nội dung thực hiện VMĐT vào trường học, các tổ dân phố bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực…), không chạy theo thành tích trong việc chọn các tuyến đường kiểu mẫu…

Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Văn Đua cũng thống nhất với Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo sẽ tiếp tục chọn chủ đề năm 2009 là năm thực hiện VMĐT để nhân rộng những điển hình, giữ được kết quả đã đạt được trong 9 tháng qua. “Xây dựng ý thức và duy trì thực hiện nếp sống văn minh cho người dân không phải là việc một sớm một chiều nên phải được làm liên tục, trước mắt thống nhất chọn năm 2009 tiếp tục thực hiện chủ đề năm VMĐT”, Phó Bí thư Thường trực nhấn mạ

Theo
Hồng Hiệp SGGP

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất