Thứ Ba, 24/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Năm, 22/3/2012 22:7'(GMT+7)

ANTT đối với tài nguyên trên mạng của Việt Nam còn nhiều diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của IDG về Chính phủ điện tử tại Việt Nam, trong năm 2011 đã có tới 90.000 dịch vụ trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1-2; ở mức độ 3 có 800 dịch vụ và ở mức độ 4 - mức cao nhất của hệ thống Chính phủ điện tử- cũng có một số dịch vụ được cung cấp. Còn theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 12/2011, Việt Nam có 13.500 ATM, 70.000 thiết bị thanh toán thẻ POS/EDC và 42 triệu thẻ ngân hàng; thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến cũng phát triển rất mạnh mẽ. Khảo sát “Ảo hóa và xu hướng dịch chuyển sang đám mây” của Symantec năm 2011 cũng cho thấy: 46% tổ chức đang triển khai điện toán đám mây lai và ảo.

Tuy vậy, tình hình bảo mật và an ninh thông tin (ANTT) vẫn còn là vấn đề lo ngại lớn của nhiều quan chức chính phủ, doanh nghiệp khi quyết định sử dụng các dịch vụ trực tuyến, nhất là khi tình hình ANTT đối với tài nguyên trên mạng của Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp như thời gian gần đây là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo.

Cùng với việc viện dẫn số liệu năm 2011 của Bkav ghi nhận có 64,2 triệu máy tính của Việt Nam bị nhiễm virus và 2.245 website của cơ quan doanh nghiệp bị tấn công, có 38.900 dòng virus xuất hiện mới và lây lan.... Ông Lê Thanh Tâm, giám đốc IDG Asean cho rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do yếu kém về quản trị, không thường xuyên phát hiện, khắc phục lỗ hổng ANTT, ít quan tâm đến cảnh báo an ninh của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, dù không nằm ngoài xu hướng toàn cầu về sử dụng các dịch vụ trực tuyến, song Việt Nam vẫn ít quan tâm đến chi tiêu cho ANTT.

Năm 2012, an ninh mạng được dự báo là tiếp tục nóng, bùng nổ nguy cơ chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử; tin tặc tiếp tục tấn công vào các thiết bị thông minh thông qua các lỗ hổng; bảo mật điện toán đám mây tiếp tục...

Đối phó với những nguy cơ này, ông Nguyết Viết Thế, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an) đề xuất: Việt Nam cần có một tổ chức cấp quốc gia đủ mạnh đảm bảo an toàn cho thông tin mạng; cần xây dựng hệ thống văn bản có tính pháp lý để bảo vệ hệ thống thông tin; xây dựng cơ chế quản lý tài nguyên hệ thống và các nguy cơ tương ứng; xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soát ATTT với quy trình quản trị hệ thống. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc đào tạo, có chế độ đãi ngộ hợp lý với các chuyên gia về ANTT; tăng cường giáo dục, đào tạo, kiểm tra, nhắc nhở cán bộ, nhân viên làm việc trong các lĩnh liên quan về sự cần thiết, các biện pháp, quy định đảm bảo ATTT.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất