Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 24/12/2009 8:18'(GMT+7)

Australia lo ngại Trung Quốc nắm giữ nguồn nguyên liệu của mình

Đó là những điều mà ông Kevin Foley, Bộ trưởng Tài chính Nam Australia, bang giàu tài nguyên năng lượng bày tỏ. Ông vui mừng cho biết: “những chú gấu xinh đẹp này có sức hấp dẫn lớn và là một thế mạnh để thuyết phục người Trung Quốc đầu tư vào những nguồn tài nguyên và mỏ của chúng tôi”.

Tuyên bố trên minh chứng cho những lợi ích mà các nhà đầu tư Trung Quốc mang lại cho những người dân Australia. Từ những năm 2000, tăng trưởng của “đất nước may mắn” này đã được tiếp sức bởi nhu cầu tài nguyên năng lượng, đặc biệt của những người Trung Quốc. Bắc Kinh có khả năng thay thế Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại chính của Canberra. Từ năm 2008-2009, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 34,3 tỷ USD (24 tỷ Euro), tức 17,1% kim ngạch xuất khẩu. Riêng quặng sắt xuất khẩu sang Trung Quốc đã mạng lại cho Canberra 22 tỷ USD.

Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng. Bởi nếu những người Australia càng vui mừng bao nhiêu vì bán được nguyên liệu của mình thì đầu tư gia tăng của Trung Quốc vào các công ty khai thác mỏ của Australia-có một phần rất nhỏ tham gia đầu tư vốn từ nước ngoài-gây mối hoài nghi cho công luận Australia.

Nhà nghiên cứu John Lee thuộc Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Sydney, giải thích: “Đó là trụ cột cho sự tăng trưởng của chúng tôi. Sự chống đối trên xuất phát từ đâu. Người ta có cảm giác là đang bán đi những của quý trong nhà. Luôn có những cuộc tranh luận trong nội bộ chính phủ về việc những công ty quốc doanh Trung Quốc mua lại những công ty khai thác mỏ của Australia”. Vào tháng 6, quan hệ căng thẳng đã lên tới đỉnh điểm khi tập đoàn liên danh Anh-Australia Rio Tinto đã huỷ bỏ hợp đồng tham gia liên doanh của Tập đoàn nhôm Trung Quốc Chinalco. Một vài tuần sau đó, ông Stern Hu, một quan chức của Rio Tinto đã bị Trung Quốc bắt giữ và kết tôi gián điệp.

Nếu “vụ Rio Tinto” đã dội một gáo nước lạnh vào mối quan hệ Canberra-Bắc Kinh thì những hợp đồng mới đã được ký kết nhanh chóng. Ông Lee bình luận: “Mối lo ngại là ở chỗ Chinalco có thể thao túng giá quặng sắt. Nhưng từ nay, người Trung Quốc đã hiểu rằng họ không thể tấn công vào những công ty lớn được nữa, đặc biệt trong lúc này. Chính vì vậy họ đang tập trung vào những nhà sản xuất bé hơn”.

Theo thống kê, Hội đồng Xét duyệt Đầu tư nước ngoài của Australia (FIRB)-cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài, đã tiếp nhận 90 đề nghị đầu tư từ Trung Quốc chỉ trong vòng một năm rưỡi với tổng giá trị lên tới trên 26 tỷ USD. Ông Frank Tudor, Chủ tịch Hội đồng thương mại Australia-Trung Quốc, nhấn mạnh: “tôi không tin về lâu dài quan hệ hai nước bị ảnh hưởng. Với tốc độ đô thị hoá hiện nay, Trung Quốc rất cần tới nguồn tài nguyên năng lượng. Trung Quốc cần đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên”.

Trong chuyến thăm Australia cuối tháng 10, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất một hình thức hợp tác mới: “Chúng ta cần phải nhìn trên quan hệ tổng thể và cần phải bảo đảm rằng quan hệ song phương của chúng ta sẽ đạt tới một mức độ mới có chiều sâu hơn”. Theo ông Peter Drysdale, giáo sư kinh tế Đại học quốc gia Australia: “đó là một chuyến thăm rất quan trọng, tạo cơ hội cho Australia cũng như Trung Quốc trấn an lẫn nhau và cho phép làm sáng tỏ sự lộn xộn những tháng trước đó”.

Nhiều hoạt động đã được Canberra bật đèn xanh như việc Hãng khai thác than đá Trung Quốc Yanzhou Coal Mining mua lại Công ty than Felix Resources với tổng giá trị gần 3 tỷ USD. Tập đoàn thép lớn nhất Trung Quốc Baosteel đã được phép mua lại 15% cổ phần của Công ty khai mỏ quặng sắt và than Aquila. Ngược lại, FIRB đã từ chối đề xuất của Công ty China Nonferrous Metal Mining mua trên 49,9% cổ phần của Tập đoàn Lynas. Một sự từ chối mà lý do được đưa ra là sự lo lắng Trung Quốc nắm giữ toàn bộ ngành sản xuất những tài nguyên hiếm. Đầu tiên, FIRB đã phản đối công ty quốc doanh Trung Quốc Minmetals mua lại công ty Oz Minerals.

Chính vì vậy, FIRB đã bị chỉ trích vì thiếu rõ ràng và thậm chí bị nghi ngờ phân biệt đối xử đối với những công ty Trung Quốc. Tháng 9, ông Patrick Colmer, Giám đốc FIRB đã giải thích rằng Canberra mong muốn đầu tư của các công ty quốc doanh nước ngoài chỉ ở mức 15% vào các công ty lớn của Australia. Ông Tudor giải thích: “Tuy nhiên, đó là một cách đặt vấn đề theo tuỳ từng trường hợp”. Đầu tháng 12, Bộ trưởng Tài chính Úc Wayne Swane đã cam kết sẽ có những quy định minh bạch hơn vào năm 2010. Ông Lee đánh giá: “Đây là một cử chỉ mà cả người Australia lẫn người Trung Quốc đều chờ đợi”.

  • Quỳnh Phụ Theo báo LEMONDE.fr  (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất