Chính phủ đã quyết định đặt Ban Chỉ đạo Tiền phương đối phó với bão số 14 tại Quân khu 5 (thành phố Đà Nẵng).
Chiều 9/11, cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Tiền phương do ông Nguyễn
Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chinh trị, Phó Thủ tướng chủ trì đã diễn ra.
Sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo diễn biến của cơn bão, sự chuẩn bị
phòng chống tại các địa phương...Phó Thủ tướng hoan nghênh, biểu dương
các cấp ủy, chính quyền, Bộ Quốc Phòng, Công An, Quân khu 5, hệ thống
chính trị tại các địa phương...đã có sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo
theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 8/11.
Bằng sự chỉ đạo quyết liệt đến nay các địa phương thuộc khu vực miền
Trung đã và đang tiếp trục đưa dân đến những nới trú ẩn an toàn, đưa tàu
thuyền vào các vị trí neo đậu an toàn, đã chẳng chống nhà cửa, bảo vệ
các công trình trọng điểm.
Có sự hướng dẫn các hồ chức xã lũ nghiêm túc...điều này đã cho thấy tinh
thần trách nhiệm trước dân của chính quyền địa phương, của các Bộ,
ngành liên quan rất cao...
Phó Thủ tướng cũng nêu rõ bão số 14 là một cơn bão cấp độ rất mạnh, hoàn
lưu bão rất lớn, di chuyển nhanh...vì vậy không được chủ quan, Các địa
phương, Bộ, ngành nào chủ quan để xảy ra thiệt hại phải chịu trách
nhiệm...
Để hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại do bão gây ra, Phó Thủ tướng
yêu cầu phải kiên quyết dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả các nhà
trọ cho sinh viên thuê trước 19 giờ ngày 9/11.
Hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đúng quy định, mọi ngư dân phải rời khỏi
tàu, cần thiết phải tiến hành cưởng chế. Tiếp tục chằng chống nhà cửa,
kho tàng. Tất cả phải theo tinh thần 4 tại chỗ là chính, những các lực
lượng chức năng sẳn sàng ứng cứu dân khi cần thiết, đặc biệt là các lực
lượng Quân đội, Công an, Cảnh sát biển, Không quân, Hải Quân, Quân khu
5, Quân khu 4, Đoàn Thanh niên...
Tiếp tục thông tin thường xuyên đến nhân dân một cách kịp thời, cần
thiết, thông tin không được chủ quan. Việc xả lũ phải đảm bảo an toàn,
chủ động không để ảnh hưởng đến đời sống của người dân; các địa phương
phải tổ chức quản lý việc đi lại của nhân dân trong và sau bão; không
được để dân đói vì thiếu lương thực; các ngành, các địa phương chuẩn bị
đầy đủ lương thực, thuốc men...có phương án chủ động khắc phục sau bão
kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt các ngành điện lực, thông tin liên lạc,
công thương...thường xuyên báo cáo, kiểm tra, xử lý, thông tin kịp thời ở
mọi cấp, mọi ngành để có sự chỉ đạo kịp thời...
Theo Ban Chỉ đạo Tiền phương đối phó với bão số 14, các tỉnh từ Quảng
Bình đến Phú Yên có kế hoạch sơ tán, di dời với số lượng dự kiến khoảng
184.523 hộ với 683.922 người ở các vùng ven biển không an toàn, vùng có
nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu
thuộc 69 huyện, thị đến nơi an toàn. Thành phố Đà Nẵng là 162.388 người,
tỉnh Quảng Nam 150.089 người, Thừa Thiên- Huế 113.020 người...
Đến 15 giờ ngày hôm nay các địa phương đã sơ tán được 69.166 hộ với
268.039 người. Bộ đội Biên phòng các tỉnh phối hợp với địa phương thông
báo, kêu gọi, hướng dẫn và sắp xếp neo đậu cho 85.305 tàu với 387.681
lao động. Đến thời điểm hiện nay đã có 13/44 hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn
các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đã đầy và qua tràn. Ở
khu vực Tây Nguyên có 6/15 hồ lớn đã đầy và qua tràn.
Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã thiết lập 4 Sở chỉ huy sẵn sàng cơ động do các
Phó Tư lệnh chỉ huy các lực lượng tham gia giúp dân ứng phó với bão số
14. Với 22.521 người và 56 ô tô các loại, 24 xe đặc chủng, 88 ca nô, tàu
xuồng và một số trang bị sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Trong ngày 9/11, các đơn vị quân đội trên bàn đã giúp dân chằng chống
28.705 nhà, 90 trường học, trạm y tế; di dời 36.352 hộ với 136.783
khẩu.../.
Văn Sơn (TTXVN)