Chủ Nhật, 13/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 25/3/2014 15:56'(GMT+7)

Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 30 năm đổi mới làm việc với Bộ LĐ-TBXH về giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình mới

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng nhóm Tổng kết số 2; đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng nhóm 2; đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH; các đồng chí Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH: Phạm Minh Huân, Nguyễn Trọng Đàm, Doãn Mậu Diệp; Lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc cùng các thành viên đoàn công tác, nhóm chuyên gia của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ mục đích buổi làm việc là tập trung làm rõ các vấn đề về lý luận nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trong 30 năm qua. Trong đó bao gồm việc đánh giá lại nhận thức của con người về các quan điểm xã hội, những kết quả, thành tựu về mặt xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Từ đó tìm ra những mặt được, mặt còn hạn chế của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, so sánh với việc thực hiện của các quốc gia khác trên thế giới. Đồng chí nhấn mạnh, thành tựu đạt được thì nên phát huy hiệu quả hơn. Các vấn đề còn yếu kém thì cần làm rõ nguyên nhân, tìm ra cơ chế, tạo phương pháp đột phá trong việc giải quyết theo từng giai đoạn cụ thể.Sau phần giới thiệu tóm tắt quá trình triển khai xây dựng báo cáo tại Bộ LĐ-TBXH do Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp trình bày, đại diện cho nhóm nghiên cứu, đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện KHLĐXH đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đây là dự thảo báo cáo tổng kết các vấn đề lý luận thực tiễn đã được kiểm nghiệm trong thời gian qua. Theo đó, cấu trúc dự thảo báo cáo Tổng kết 30 năm đổi mới gồm 5 phần: 1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội; 2. Hệ thống thể chế chính sách; 3. Thực hiện chính sách; 4. Nhận diện các vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường; 5. Phương hướng và giải pháp. Tại mỗi phần, báo cáo đã tập trung làm rõ những thành công cũng như hạn chế của từng vấn đề, từng chính sách, chỉ ra những tồn đọng, bức xúc trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội nói chung, đặc biệt là các vấn đề Bộ phụ trách: việc làm, người có công, nhóm yếu thế…Để hoàn thiện báo cáo, Hội nghị đã được lắng nghe 6 ý kiến thảo luận, góp ý của các đại biểu tham gia hội nghị. Hầu hết các ý kiến thảo luận đều tập trung vào việc đề xuất hướng bổ sung, giải pháp phát triển từ lý luận đến thực tiễn để đánh giá đúng đắn, khách quan những thành quả của 30 năm đổi mới trong thời gian tới, tạo động lực phát triển cho những năm tiếp theo. Đó là, xác định rõ nội hàm đổi mới tư duy các vấn đề xã hội, các nguy cơ tiềm ẩn. Giải quyết các vấn đề xã hội, không chỉ là lo đầy đủ cơm ăn áo mặc cho người dân mà còn là giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Nhận thức rõ cơ chế thị trường, vận dụng vào giải quyết các vấn đề xã hội…Đặc biệt, nâng cao quyền con người,  tạo sự “đột phá về tư duy”, tạo cơ hội cho người dân chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội..v..v..Đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng nhóm 2 cho rằng: “Ngoài việc tập trung vào phân tích các khía cạnh cụ thể, báo cáo cần đưa ra nhận định khái quát hơn về những  thành tựu cũng như hạn chế, tồn đọng của việc thực hiện các chính sách. Chính sách phải tương ứng với từng loại đối tượng, phù hợp từng hoàn cảnh, xem xét lại vai trò của các tầng lớp khác nhau trong xã hội”.

Tổng kết buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ LĐ-TBXH, ngoài các lĩnh vực mà Bộ ngành quản lý, để hoàn thiện báo cáo, Bộ cần quan tâm, nghiên cứu thêm đến vấn đề cung cấp thông tin, đảm bảo môi trường sống, vấn đề nước sạch, nhà ở.. cho người dân. Để tăng tính khái quát cho báo cáo, Bộ cần thu thập thêm số liệu minh chứng, làm phụ lục cho mỗi lĩnh vực phân tích. Đồng thời cố gắng đi sâu phân tích thêm trên 3 lĩnh vực gắn chặt đời sống người dân là việc làm, dạy nghề và hỗ trợ người nghèo…

Tiếp thu ý kiến của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cam kết hoàn thiện báo cáo trong thời gian ngắn nhất. Bộ trưởng khẳng định, với trách nhiệm của mình, Bộ LĐ-TBXH sẽ tiến hành bổ sung số liệu, từ đó làm nền tảng phân tích các chính sách an sinh xã hội hiệu quả và bền vững hơn.

Theo Bộ LĐ,TB & XH


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất