Chủ Nhật, 22/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Sáu, 1/8/2014 14:56'(GMT+7)

“Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM – Truyền thống và phát triển”

Cuốn sách dày hơn 350 trang, được biên soạn bởi một tập thể cán bộ của Ban Tuyên giáo dưới sự chỉ đạo của Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy (Nguyễn Thị Quyết Tâm đến tháng 7/2011 và Thân Thị Thư từ tháng 8/2011) và tập thể lãnh đạo Ban từ 2010 đến nay, do PGS.TS Phan Xuân Biên chủ biên. Ngoài lời nói đầu, lời dẫn, lời kết và bài phát biểu của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM “Mặt trận tư tưởng, văn hóa phải rất vững vàng”, sách gồm 6 chương: 

Chương I – Công tác tuyên truyền của Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia Định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945). 
Chương II – Ban Tuyên huấn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 
Chương III – Công tác Tuyên huấn Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). 
Chương IV – Cơ quan tham mưu của Thành ủy về công tác tư tưởng – văn hóa trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985). 
Chương V - Cơ quan tham mưu của Thành ủy TPHCM về công tác tư tưởng – văn hóa thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986-2010). 
Chương VI – Tuyên giáo Thành ủy góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ TPHCM (giai đoạn từ 2010 đến nay).

Trong phần phụ lục, giới thiệu hồi ức và những lời nhắn gửi của các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và một số hình ảnh về những hoạt động của Ban qua các thời kỳ; đặc biệt có danh sách 123 liệt sĩ, 64 thương binh; 291 cán bộ nhân viên (chưa đầy đủ) của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM trước 1975.

Trong lời nói đầu của cuốn sách, đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM khẳng định, là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trải qua hơn tám thập niên hoạt động kiên cường, đầy gian khổ, hy sinh trên trận địa tư tưởng văn hóa, công tác Tuyên giáo đã góp phần xây dựng Đảng về trí tuệ, chính trị tư tưởng, xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn; đưa lý luận và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước vào cuộc sống; giác ngộ các tầng lớp nhân dân ủng hộ, thực hiện công cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Theo dòng lịch sử, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo cả nước, công tác Tuyên giáo của Đảng bộ TPHCM qua các thời kỳ cách mạng luôn giữ vị trí xung kích, vững vàng tên trận địa tư tưởng – văn hóa của Đảng ở một địa bàn có vị trí trung tâm nhiều mặt của cả nước. Đội ngũ làm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ TP đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng kiên cường, phẩm chất trong sáng, gắn bó máu thịt với nhân dân, sâu sát với thực tiễn, đóng góp trí tuệ, sức lực và cả máu xương cho sự nghiệp cách mạng cuản hân dân TP qua các thời kỳ.

Trong phần kết luận, trên cơ sở khái quát lại các giai đoạn phát triển của Ban và ngành Tuyên giáo TP, đã nêu lên 5 vấn đề quan trọng được coi như là những bài học kinh nghiệm quí báu để soi sáng và vận dụng trong công tác Tuyên giáo hiện nay.

“Cuốn sách đã dựng lên bức tranh khái quát về công tác Tuyên giáo của Đảng bộ từ Tuyên huấn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đến Tuyên giáo TPHCM ngày nay. Cuốn sách vừa làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ TPHCM nói chung, về ngành Tuyên giáo của Đảng bộ nói riêng, vừa là tài liệu mang tính “cẩm nang” tra cứu cho độ ngũ làm công tác Tuyên giáo của TPHCM hiện nay và mai sau” - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư nhấn mạnh./.

Theo Website Thành ủy TP. Hồ Chí Minh


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất