Chủ Nhật, 13/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Bảy, 8/3/2014 20:22'(GMT+7)

Báo Đảng địa phương với công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử- văn hoá

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên (thứ 4 từ trái sang) trao đổi công tác tuyên truyền với các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: K.C

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên (thứ 4 từ trái sang) trao đổi công tác tuyên truyền với các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: K.C

Ngày 8/3, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 22 (vòng 2) năm 2014, do Báo Điện Biên Phủ đăng cai tổ chức. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ- HĐND tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Cục Báo chí (Bộ Thông tin Truyền thông); đại diện 25 cơ quan báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc cùng 150 nhà báo tham dự. Báo Đồng Nai đại diện cho các tỉnh phía Nam cũng đến tham dự và phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc được tổ chức với chủ đề: “Báo Đảng địa phương với công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử- văn hoá vì sự phát triển và hội nhập”. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề như: Giá trị lịch sử, ảnh hưởng to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ với khu vực Tây Bắc và Việt Nam . Đặc biệt là sức mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Phương án bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử Điện Biên Phủ; Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử- văn hoá địa phương. Vai trò của truyền thông và kinh nghiệm truyên truyền trên báo Đảng địa phương về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá. Ý thức của người dân và trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá địa phương; Vai trò giá trị của di tích lịch sử- văn hoá trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Việc kêu gọi nguồn đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hoá, tuyên truyền, quảng bá giá trị các di tích. Thế hệ trẻ với nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hoá.

Trong 13 ý kiến tham luận trực tiếp tại cuộc Hội thảo, có một số ý kiến đáng chú ý như Báo Điện Biên Phủ với vai trò tuyên truyền quảng bá giá trị của quần thể di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ. Vai trò phản biện của báo chí phê phán những bất cập trong công tác quản lý quần thể di tích này của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Báo Lai Châu tham luận chủ đề “Giá trị lịch sử, những ảnh hưởng to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với khu vực Tây Bắc và Việt Nam”. Báo Phú Thọ đánh giá vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của gần 1.400 di tích lịch sử của tỉnh, trong đó có di tích nổi tiếng của cả nước là Đền Hùng.

Đặc biệt, đại diện Báo Cao Bằng đã mang đến cuộc hội thảo một kinh nghiệm quý báu trong vụ việc các cơ quan báo chí tham gia bảo vệ đến cùng một di tích lịch sử. Đây một ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi của một dòng họ có công bảo vệ vùng biên giới phía Bắc, khi chính quyền địa phương tổ chức giải toả để lấy đất xây dựng các công trình khác.

Theo đánh giá của Đoàn chủ tịch Hội thảo: Trong thời gian này, hầu hết các báo Đảng phía Bắc đã mở chuyên mục tuyên truyền về kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014. Đây là một nội dung thể hiện tình cảm, trách nhiệm của nhân dân cả nước hướng về Điện Biên Phủ trong những ngày này.

Sau cuộc Hội thảo, các cơ quan báo Đảng phía Bắc tham gia nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, như viếng các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Độc Lập; tham quan quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ; tìm hiểu thông tin phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phưong và cả nước./.

Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất