Thứ Ba, 1/10/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 28/11/2008 21:27'(GMT+7)

Bảo tồn linh trưởng: Không giới hạn đường biên

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, thuộc danh mục IB – các loài động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, thuộc danh mục IB – các loài động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Các loài linh trưởng ở Việt Nam đang cùng chung môi trường, sinh cảnh sống và chịu nhiều áp lực, mối đe dọa như các loài linh trưởng của các nước trong khu vực. Vì thế vấn đề đặt ra là cần phải bảo tồn liên quốc gia, mà cụ thể là bảo tồn linh trưởng giáp đường biên trong khu vực Đông Dương.

Đó là những vấn đề được các chuyên gia bảo tồn đến từ Đức, Mỹ, Australia, Việt Nam, Lào, Thái-lan, Campuchia, Trung Quốc đặt ra trong Hội thảo chuyên đề Bảo tồn linh trưởng Đông Dương kéo dài trong bốn ngày mới khai mạc sáng nay, 27-11 tại Cúc Phương.

Ông Tilo Nadler, Giám đốc Trạm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, tại Cúc Phương, một hội thảo về bảo tồn linh trưởng Việt Nam đã diễn ra vào 5 năm trước. Nhưng cũng tại đây, đã có nhiều bài tham luận của các nước lân cận đề cập đến việc bảo tồn linh trưởng trong khu vực, bởi đây là vấn đề có tính chất vùng. Vì thế, năm nay Hội thảo đã đổi tên thành Bảo tồn linh trưởng Đông Dương.

Theo Tilo Nadler, nếu thế giới có gần 300 loài và phân loài linh trưởng, thì Việt Nam “chiếm” tới 25 loài, trong đó nhiều loài đặc hữu chỉ Việt Nam mới có, Song, cả thế giới có 25 loài linh trưởng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, thì Việt Nam “sở hữu” tới 5 loài (bằng 1/5 toàn thế giới). Khi mà nạn săn bắt, sự phá hủy sinh cảnh của linh trưởng còn nặng nề khiến các tổ chức quốc tế coi Việt Nam là một trong những quốc gia báo động nguy cấp nhất về sự tuyệt diệt của nhiều loài linh trưởng quý, thì sự hợp tác bảo tồn, nâng cao nhận thức là hết sức cần thiết.

Ông Ben Rawson, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (làm việc tại Việt Nam và Campuchia)  nhấn mạnh: các chuyên gia và chính phủ các nước cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trước những nguy cơ chung về sự biến mất của các loài linh trưởng trong toàn khu vực. Nhiều chuyên gia người Việt, người ngoại quốc làm việc cho các tổ chức quốc tế về bảo tồn từng đi khảo sát tuyến hàng nghìn kilomet đường biên ở Đông Dương đưa ra nhận định: công việc liên kết cần thực thi sớm, chứ không thể để đến lúc các cá thể linh trưởng còn quá ít (như đàn hổ hiện nay) mới ra tay, thì quá muộn.

NDĐT

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất