Thứ Hai, 30/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 16/5/2011 19:1'(GMT+7)

Bảo tồn phát huy giá trị Nhã nhạc Huế trong xu thế hội nhập và phát triển

 Sau khi Nhã nhạc Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đến nay, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đã sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn được 40 nhạc khúc trong diễn tấu với đội Tiểu nhạc, 14 nhạc khúc kèn dùng trong Đại nhạc, 10 nhạc khúc diễn tấu khi có Vua ngự, 10 nhạc chương trong lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong lễ Tế Miếu, 5 nhạc khúc trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên đán...Nhã nhạc Huế vì thế ngày càng được phát huy giá trị, không những về mặt bảo tồn, lưu giữ mà còn thu hút khá mạnh đối với khách du lịch, doanh thu đã đạt hàng tỉ đồng/năm...

Lấy Duyệt Thị Đường - Đại nội Huế làm nơi biểu diễn. Đây là một nhà hát được xếp vào loại cổ nhất Việt Nam, từng được xây dựng cách đây 200 năm, dưới triều Nguyễn vừa mới được trùng tu đưa vào sử dụng. Thời đó, Duyệt Thị Đường là nơi biểu diễn nghệ thuật như tuồng, múa, nhã nhạc cung đình cho nội cung. Sau thời gian dài vắng bóng, nhà hát Duyệt Thị Đường đã trở lại phục vụ công chúng hàng ngày trong các chương trình Nhã nhạc và múa hát cung đình tại Đại Nội Huế.

Hiện, nhà hát nghệ thuật cung đình Huế đã quy tụ được hơn 180 nghệ sĩ, nhạc công, diễn viên, người làm công tác nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ, diễn viên nhà hát đều được đào tạo bài bản, trong đó có 75 người có trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành... Một số khác được đào tạo theo lối "truyền nghề" của các nghệ nhân đi trước như cụ Trần Kích, cụ Lữ Hữu Thi, cụ Lữ Hữu Cử. D uyệt Thị Đường hiện nay tổ chức 4 suất biểu diễn/ngày phục vụ khách du lịch./.

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất