Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 3/7/2009 9:57'(GMT+7)

Bi kịch của những nông dân rời bỏ ruộng đồng

Nông dân Ấn Độ thu hoạch lúa mỳ

Nông dân Ấn Độ thu hoạch lúa mỳ

Đó là khi đất trồng không làm ra tiền.

Những năm gần đây, hàng ngàn nông dân khắp Ấn Độ đã bán ruộng làm công nghiệp, hay khai thác xây dựng các khu buôn bán và nhà máy. Nhiều nông dân trở nên giàu có trong chốc lát.

Sự thịnh vượng thay đổi hình dạng các cộng đồng dân cư như Munimpur, trước là làng nhỏ với con đường dơ bẩn nằm rìa New Delhi và nay thì đầy rẫy các ăng ten chảo, những chiếc xe hơi đắt tiền và vô số ngôi nhà lớn.

Nhưng sự giàu có mới đã phá vỡ mối quan hệ lâu đời giữa người nông dân với đất trồng. Nó dẫn tới hàng loạt tội phạm — sát nhân, trộm cắp, hành hung — và những bất ổn từ nhiều cuộc tranh cãi tài sản, gây ra tình trạng trì trệ. Các gia đình từng cùng nhau lao động trong nhiều thế hệ đã tách riêng ra, cuộc sống ở một vùng đất truyền thống bị đảo lộn.

Đất thành hàng thương mại

"Ban đầu, đất đai là một con đường sinh tồn", Saurabh Singh, quan chức cảnh sát cấp cao quận Jhajjar thuộc bang Haryana. "Hiện nó đã biến thành một thứ hàng thương mại".

Ở một quốc gia có hơn nửa dân số phụ thuộc vào nông nghiệp, đất đai vốn là sự kết nối tâm linh với các thế hệ quá khứ và là nguồn dự trữ thực tế cho các thế hệ tương lai. Khi Ấn Độ phát triển, đất đai trở nên giá trị hơn nhưng đồng thời cũng làm dấy lên những cuộc xô xát, thậm chí là án mạng.

Cuộc cạnh tranh đất đai của Ấn Độ vẫn tiếp diễn, thậm chí giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Sự rối loạn lòng tin đã cản trở sức phát triển phi thường mà quốc gia này từng chứng kiến trong những năm gần đây ngăn, và ngăn cản nhiều dự án phát triển. Reliance Industries - công ty mua đất đai từ các nông dân Munimpur, vẫn lên kế hoạch phát triển khu vực này nhưng vẫn chưa bắt đầu xây dựng được, một phát ngôn viên của hãng nói.

Mắc kẹt giữa ranh giới

Nhưng thậm chí nếu phát triển và tăng trưởng kinh tế có chậm trong năm tới, như nhiều nhà phân tích dự báo, thì sự đổ xô vào các vùng đất mới cũng vẫn khiến người nông dân mắc kẹt như ông Subhram Gulia, một lão nông tóc trắng.

Ông cho biết, ông từng có thu nhập từ bán sữa với mức 250 USD/tháng trước khi bán đất để thu về 180.000 USD. Bán sạch đất đai, theo ông, sẽ chỉ khiến cuộc sống tồi tệ thêm.

"Tôi tự bằng lòng với chính mình trước kia. Tôi kiếm ra tiền hàng ngày", Gulia trầm ngâm nói trong một buổi chiều ở Munimpur, một ngôi làng có gần 2.000 người sinh sống. "Bây giờ, tôi ngồi một mình, thất nghiệp. Chẳng còn chút yên bình trong trái tim tôi".

Tuy nhiên, khi than vãn về quyết định của mình thì Gulia lại hăm hở giới thiệu cho khách chiếc vô tuyến lớn và thiết bị điều hoà không khí trong nhà, mặc dù ông thề rằng đã mua chúng trước khi bán đất cho Reliance. Ông nhấn mạnh, các nông dân ở các làng gần đó nhận được tiền bán đất nhiều hơn ông.

Để xem giá đất đã gây nên những phân hoá mới như thế nào, hãy tới thăm phòng chờ bên ngoài trụ sở toà án Jhajjar, nơi từng "ngủ yên" trước kia. Tại một chiếc bàn, Harish Harit, 44 tuổi, đang tranh luận về vụ kiện chống lại bốn anh em trai, những người đã ép anh rời khỏi đất đai của tổ tiên. Ở góc đối diện cuối phòng, Zile Singh, 75 tuổi, bắt đầu khóc khi ông hỏi làm thế nào ông có thể đòi lại khu đất bị thằng cháu trai đánh cắp. Các luật sư nói rằng, những cuộc tranh chấp kiểu này họ gặp hàng ngày.

Singh cho biết, có ít nhất 18 vụ án mạng liên quan tới đất đai ở quận Jhajjar kể từ năm 2006.

Một trong các vụ án mạng gần nhất xảy ra hôm 26/3 khi Naresh Singh, cùng với vợ và con trai đã sát hại cha mình do bất đồng trong việc bán đi đất trồng trong khuôn viên mà anh là người thừa kế. Họ còn sát hại cả mẹ mình khi bà lao lên bênh vực chồng.

Theo Singh, những vụ án mạng, cùng với vô số trường hợp hành hung đều liên quan trực tiếp tới làn sóng bùng nổ đất đai. "Trước kia chưa bao giờ những chuyện như thế này xảy ra", anh khẳng định.

Ở Munimpur, gia đình Sharmas đã bán gần 1 hecta cho Reliance với giá 85.000 USD. Họ đã xây nhà mới, trang trải các khoản vay cũ - và hết sạch tiền. "Còn chút tiền nào, chúng tôi đã tiêu hết rồi", Samunder Singh Sharma, 30 tuổi nói. "Giờ chúng tôi lại trở thành nghèo khó".

Sharma và em mình lại quay lại cảnh lao động thuê mướn, mỗi người kiếm được gần 40 USD/tháng nhưng họ phải đi mua gạo - thay vì trước kia họ tự trồng được.

"Tôi rất ân hận vì đã bán đất", Sharma tâm sự. Anh và nhiều người khác nói rằng, họ cảm thấy nếu không bán đất cho Reliance, một trong những công ty hùng mạnh nhất của Ấn Độ, thì đất đai của họ cũng sẽ bị chiếm hữu mà chẳng có đền bù. Một phát ngôn viên cho Reliance phủ nhận điều đó và khẳng định người nông dân có quyền quyết định bán đất hay không.

Nhiều người dân cưỡng được "sự quyến rũ" từ đồng tiền bán đất thì đang tự chúc mừng mình. Samunder Singh Gulia, 26 tuổi, vui vẻ kể, Reliance đã cố gắng bằng mọi cách mua gần 5 ha đất của anh, nhưng anh từ chối không bán. Anh nói: "Nếu  bán đất thì trong tương lai, gia đình tôi sẽ ăn bằng gì?.

Đứng ở góc phòng, Subhram Gulia hút thuốc và xin thêm đường cho vào tách trà, anh diễn tả nỗi băn khoăn với con đường anh đã chọn. "Nếu tổ tiên anh biết về số phận đất đai của họ, họ sẽ chết vì bất ngờ và choáng váng. Họ sẽ không thể chịu đựng được ý nghĩ đó"./.

(Theo VietNamNet)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất