Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 2/7/2009 7:18'(GMT+7)

Địa chính trị dầu lửa ở châu Mỹ La Tinh (Phần 3)

Tranh chấp biên giới

Việc mở cửa thị trường năng lượng hóa thạch đã góp phần quan trọng vào phát triển mậu dịch liên khu vực, thực sự có lợi cho những nền kinh tế của các nước lớn mới nổi tại Nam Mỹ và Mêhicô. Petrobas (Braxin), Pemex (Mêhicô) và Pdvsa (Vênêzuêla) ngay lập tức trở thành những công ty có khả năng tài chính ấn tượng, kiểm soát tổng thể gần 11% trữ lượng dầu của cả thế giới. Liên minh ba công ty “khổng lồ” trên tập trung trong một cấu trúc linh hoạt nhưng hợp nhất (Petroamericana) đã dẫn họ vào sân chơi của những hãng lớn.

Trong khi sức ép độc quyền tài chính của các công ty Bắc Mỹ đang dần suy yếu, liên minh ba công ty trên có xu hướng muốn đóng vai trò điều tiết và chủ trương can thiệp tại lục địa châu Mỹ La Tinh. Liên quan đến các nước giáp ranh, bị coi là “sỗ sàng”, dường như với vị trí là đối thủ cạnh tranh của các công ty Mỹ, liên minh trên không do dự sử dụng cùng một âm mưu để tạo ra những căng thẳng mới, các dự án cạnh tranh, những “cú lật lừa”. Trong đó có liên quan đến một chuỗi các dự án, như các dự án khai thác mỏ khí đốt ở Camisea-vùng rừng rậm Amazon thuộc Peru, được coi là một trong những mỏ khí lớn nhất Nam Mỹ và ước tính trữ lượng khoảng 1,3 tỷ tỷ mét khối khí. Dự án khí đốt này chính thức do công ty dầu khí Hunt ở Texas quản lý. Liên minh trên cũng cạnh tranh với dự án khí ở Bôlivia của tập đoàn “Pacifique LNG” gồm các công ty BG Group Ple, Repsol YPF, Pan American Energy-chi nhánh Áchentina của BP. Hai dự án cạnh tranh trên một mặt đạt được sự tán thành của tầng lớp lãnh đạo Bôlivia và mặt khác vấp phải chính sách đối lập co cụm và những cản trở kỹ thuật do Braxin “vun đắp”.

Khí thiên nhiên từ mỏ Margarita ở Bôlivia phải được vận chuyển qua một đường ống dài 600 km dẫn tới một cảng xuất khẩu của Chilê hay Pêru (giai đoan 2005-2006). Tuy nhiên, khí thiên nhiên phải đi ngang qua lãnh thổ của cộng đồng người thổ dân châu Mỹ (mà ứng cử viên tổng thống của họ vừa giành chiến thắng) luôn có thái độ thù nghịch cao.

Dường như vấn đề vận chuyển khí phải đi rất xa, hay xảy ra xung đột và có nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Nếu toàn bộ các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng và sở hữu các mỏ khí có thể biến thành những vấn đề chính trị lớn tại một đất nước (như Bôlivia ngày nay) thì việc các đường ống dẫn khí chứa đựng những vấn đề xuyên quốc gia, như ở Cápcadơ, có thể biến thành những vấn đề gây bất ổn định thường trực liên quan đến bên ngoài biên giới từng quốc gia. Cần phải nhấn mạnh rằng mậu dịch liên khu vực ở châu Mỹ La Tinh và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao thường chậm phát triển. Văn hóa hợp tác khu vực, đối lập với hành động của Mỹ quả thực đã có những bước tiến lớn ở cấp độ thể chế. Nhưng nếu hạ tầng (ví dụ hệ thống đường bộ) mà không có “văn hóa trao đổi” thì không nằm trong những tiến bộ trên.

Cũng vậy, các dự án đường ống dẫn dầu và khí thiên nhiên đang tăng nhanh (như Gasbol ở Braxin và Bôlivia, Gasyrg ở Bôlivia, Gasin ở Braxin và ở những nước có chung đường biên giới, Urucu-Porto-Velho ở vùng Amazon, Camisea Gaz ở Pêru, OPC ở Êquatơ) hay được củng cố (như Cano Limon ở Côlômbia) mà trước đó không giải quyết được các cuộc xung đột xảy ra và những cuộc xung đột khác bắt nguồn từ trước đó. Hy vọng là những khoản tiền thu được sẽ làm cho các cuộc xung đột im hơi lặng tiếng, trong khi ở những nơi khác (Cápcadơ, Trung Á) vẫn ghi nhận một thất bại rõ ràng.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất