Theo đó, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ thành
lập các đoàn thanh tra (hoặc cử cán bộ thanh tra cắm chốt), kiểm tra
công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển tại một số Hội
đồng tuyển sinh. Các đoàn thanh tra coi thi, chấm thi sẽ tiến hành theo
hình thức thanh tra đột xuất không báo trước.
Hoạt động thanh tra
thi phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ
và kịp thời. Những người thực hiện quyết định thanh tra không làm thay
và không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức cá nhân
tham gia tuyển sinh.
Cụ thể, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm
2013 việc thanh tra sẽ tập trung vào kiểm tra cơ sở vật chất. Đối với cơ
sở sao in đề thi (nếu có) để đảm bảo an toàn, biệt lập, phương án, kế
hoạch công tác bảo vệ khu vực in sao đề thi theo yêu cầu 3 vòng độc lập.
Việc kiểm tra máy móc, thiết bị kể cả máy phát điện dự phòng, phương
tiện phòng cháy, chữa cháy, văn phòng phẩm, phương tiện thông tin liên
lạc. Bảo quản bảo mật đề thi và đảm bảo an toàn của các khâu giao, nhận,
vận chuyển đề thi tới các điểm thi.
Thanh tra công tác coi
thi sẽ kiểm tra phương án tổ chức, bố trí lực lượng và các biện pháp bảo
đảm an toàn cho kỳ thi, trật tự trong, ngoài phòng thi, khu vực thi và
biện pháp khắc phục sự cố. Kiểm tra việc thực hiện quy định về lịch thi
các môn, giám sát công tác điều hành của Trưởng ban coi thi và các thành
viên trong ban coi thi. phương án tổ chức phân công cán bộ coi
thi. Giám sát quy trình giao, nhận đề thi, đảm bảo theo đúng quy
định. Giám sát việc giao, nhận, thu và quản lý đề thi thừa. Giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi, thanh tra thi và các lực
lượng tham gia kỳ thi nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy chế.
Công
tác chấm thi năm nay đối với chấm trắc nghiệm, sẽ giám sát cán bộ tham
gia chấm thi thực hiện đúng quy định về việc không được mang các vật
dụng bị cấm khi xử lý phiếu trả lời trắc nghiệm; giám sát quá trình quét
và xử lý, niêm phong phiếu trả lời trắc nghiệm và việc ghi vào đĩa CD
các dữ liệu và kết quả bài thi;
Về việc chấm tự luận: Giám sát
việc thực hiện quy chế chấm thi, việc giao, nhận bài thi, quy trình chấm
2 vòng độc lập, việc ghi điểm vào phiếu chấm và bài thi. Việc xử lý kết
quả sau 2 lần chấm bài thi có chênh lệch điểm; việc xử lý bài thi có
dấu hiệu bất thường.
Về việc thu nhận và giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tuyển sinh. Theo quy định, Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ của
Bộ GD&ĐT, Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở GD&ĐT, các Đoàn
thanh tra tuyển sinh tổ chức tiếp nhận thông tin, bảo quản bằng chứng và
xử lý các vi phạm theo quy định.
Đối với giải quyết tố cáo về
thi, trong và sau kỳ thi nếu có tố cáo về các hiện tượng tiêu cực trong
kỳ thi, theo thẩm quyền trực tiếp giải quyết tố cáo hoặc chuyển Lãnh đạo
cơ sở giáo dục đại học xem xét giải quyết theo quy định của quy chế
tuyển sinh, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong
quá trình thanh tra, cán bộ thanh tra không làm thay nhiệm vụ của Hội
đồng coi thi, chấm thi. Khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế, cán bộ
thanh tra phải kiên quyết yêu cầu cán bộ coi thi xử lý theo quy định,
lập biên bản ghi nhớ và theo dõi việc xử lý.
Trong tình huống
đặc biệt cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì phải kịp thời báo
cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất để xin ý kiến chỉ đạo giải
quyết, nội dung báo cáo cần chính xác, ngắn gọn, chú ý yêu cầu bảo mật
thông tin liên quan đến nội dung đề thi khi chưa thi xong.
Đoàn
thanh tra, cán bộ thanh tra phải báo cáo về Bộ GD&ĐT để chỉ đạo xử
lý kịp thời, hạn chế hậu quả tiêu cực. Đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra
Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo cũng như việc
không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác, kịp thời./.
Theo VnMeida