Chủ Nhật, 8/9/2024
Khoa học
Thứ Sáu, 15/5/2020 16:1'(GMT+7)

"Bổ sung quy định điều trị suy dinh dưỡng nặng trẻ em vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)”.

Quang cảnh Hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Mục đích của Hội thảo là lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các chuyên gia pháp lý, đưa ra các luận cứ khoa học về tính cấp thiết phải luật hóa việc điều trị suy dinh dưỡng (SDD) nặng trẻ em.

Hội thảo cũng nhằm đánh giá rõ tình trạng SDD và SDD nặng cấp tính trẻ em ở việt Nam; tác hại của bệnh SDD trẻ em đến tương lai của đất nước và đề xuất những giải pháp điều trị tích cực nhằm hạn chế bệnh SDD nặng cấp tính trẻ em, góp phần thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng theo tinh thần Nghị quyết 20- NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng hóa XII; đồng thời, hướng đến hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), trong đó quy định rõ việc “Sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh và sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi” (Điều 84).

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trình bày Tổng quan về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và những quy định bổ sung trong Điều 84 về khám, điều trị bệnh SDD nặng cấp tính trẻ em. Ảnh PV. 

Hội thảo đã dành thời gian nghiên cứu: Tổng quan về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và những quy định bổ sung trong Điều 84 về khám, điều trị bệnh SDD nặng cấp tính trẻ em do bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trình bày; nghe báo cáo tham luận về Thực trạng suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em Việt Nam; Quy định về phát hiện - điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng (IMAM), hệ thống triển khai và những kinh nghiệm triển khai IMAM bởi chương trình dinh dưỡng tại Việt Nam của TS. BS Huỳnh Nam Phương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo dinh dưỡng NIN trình bày; báo cáo về: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam về cơ chế tài chính cho khám, điều trị SDD nặng cấp tính trẻ em do bà Đỗ Hồng Phương, chuyên gia dinh dưỡng UNICEF Việt Nam trình bày.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng được nghe báo cáo nghiên cứu về chi phí quản lý (khám và điều trị) suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em tại Việt Nam của GS. TS Hoàng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng; Báo cáo: Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh Kon Tum trong khám, điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng: chi phí, hiệu quả và bài học kinh nghiệm của Bà Dương Thị Hữu Hiền, Trưởng khoa dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum; báo cáo đánh giá về sự cần thiết phải đưa tư vấn, khám, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng trẻ em vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh của BS. Đỗ Thị Vân Giám đốc Trung tân thông tin tổ chức phi chính phủ - NGO-IC .

Các ý kiến tham luận đều thể hiện rõ, SDD là một bệnh và bệnh này đã được liệt kê trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10 và ICD-11) của Tổ chức Y tế Thế giới, phần các bệnh về chuyển hóa, dinh dưỡng và nội tiết. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra nhận định: SDD là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được nếu như Chính phủ có các chính sách y tế phù hợp cùng với sự hiểu biết tích cực của người dân và cộng đồng xã hội. Việc chi phí cho công tác dự phòng, ngăn ngừa và điều trị SDD nặng cấp tính không lớn, nhưng hiệu quả mang lại cho sức khỏe cộng đồng rất lớn. Chi phí cho một bện nhân SDD nằng cấp tính (SAM) không có biến chứng là:1.176.535 đồng; tương tự cho bệnh nhân có biến chứng là 1.512.268 đồng. Theo lộ trình bao phủ dịch vụ từ 15%-50% giai đoạn 2019-2023 tốn 0,8-1,9% ngân sách BHYT dành cho trẻ em dưới 6 tuổi/năm 

Trong chương trình thảo luận, nhiều ý kiến chuyên gia nêu ra các tình huống và những giải đáp vì sao phải bổ sung quy định điều trị SDD nặng trẻ em vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)”? Làm rõ hơn về các nội dung cần bổ sung trong Điều 84; nêu quan điểm và các ý kiến khác nhau để các nhà nghiên cứu sửa đổi Luật xem xét. Ví như: cần làm rõ nội hàm các thuật ngữ “sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh và sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em; làm rõ nội hàm các nguyên tắc về sử dụng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng,… Đặc biệt, làm rõ hơn tính hợp lý của Điều 84 trong Dự thảo Luật (sửa đổi).

  • SDD nặng cấp tính biểu hiện ở chỉ số cân nặng theo chiều cao rất thấp (dưới -3 điểm chuẩn Z score theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới). Biểu hiện nặng nhất của SDD cấp tính nặng là thể gày gò teo đét (marasmu), hoặc dạng phù nề rõ rệt (Kwashiorkor). Trẻ em nếu bị SDD nặng nếu không được điều trị ngay sẽ dễ đi đến tử vong. Hiện có khoảng 80% SDD nặng thuộc dưới 2 tuổi.
  • Ở Việt Nam có gần 2 triệu trẻ em SDD thấp còi (mạn tính); có 233.107 trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nặng cấp tính (vẫn còn ở mức cao 6%) và xuất hiệnở các nhóm KT-XH khác nhau, không chỉ là ở người nghèo
  • Việt Nam hiện đứng thứ 13 trên thế giới về gánh nặng do SDD gây ra. Vì thế, cần cấp thiết giải quyết vấn đề SDD.
  • Gánh nặngcủa trẻ em bị SDD nặng cấp tính làm chậm tiếnbộ trong việc giảm tử vong trẻ. SDD nặng làm nguy cơ tử vong ở trẻ gấp 20 lần (hệ miễn dịch yếu hơn, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cao hơn (tiêu chảy, viêm phổi). Sức khỏe lâu dài (khi trưởng thành): Cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì,...
  • Là gánh nặng lớn cho hệ thống y tế và BHYT; làm giảm khoảng 10% thu nhập suốt đời. Đối với quốc gia, SDD gây ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm ít nhất 8% tăng trưởng kinh tế..
  • Hiện nay, các dịch vụ điều trị SDD nặng cấp tính đã được thử nghiệm thành công tại Việt Nam. người dân Có các điều kiện để thực hiện dịch vụ này.

              Nguồn: Điều tra dinh dưỡng/ báo cáo dinh dưỡng UNICEP

Kết luận Hội thảo, TS. Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội thống nhất với các ý kiến tham luận, coi SDD là một loại bệnh. SDD nặng cấp tính cần phải được ưu tiên can thiệp để giải quyết tình trạng tử vong ở trẻ. Quản lý SDD nặng phải đề cao công tác phòng ngừa, coi đây là một phần của chiến lược ngăn ngừa SDD thấp còi – Điều trị SDD nặng chỉ cần đến khi công tác phòng ngừa thất bại. TS. Phan Tùng Mậu cho rằng, Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) mở ra cơ hội lớn để luật hóa và chính thức hóa việc điều trị SDD nặng với cơ chế chi trả bền vững cho điều trị SDD nặng. Đây cũng là cơ hội cho các chế phẩm đặc trị SDD nặng cấp tính được đưa vào “Danh mục thuốc chữa bệnh” do Bộ Y tế quy định; lồng ghép đào tạo về SDD nặng cấp tính vào giáo trình quốc gia trước khi hành nghề;…

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh PV.

Hội thảo ghi nhận những ý kiến đóng góp tích cực của các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà quản lý đã đề xuất các giải pháp khoa học về phòng ngừa và điều trị cho tất cả trẻ em bị SDD nặng cấp tính, giảm các gánh nặng về chi phí cho KT-XH và các hậu quả về mặt sức khỏe do SDD gây ra; giúp Chính phủ đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong, cứu sống các trẻ bị SDD nặng cấp tính; thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Luật hóa can thiệp điều trị SDD nặng cấp tính trẻ em cũng chính là để can thiệp này được thực hiện tại các cơ sở y tế thuận lợi và có kết quả nhất trong điều trị SDD trẻ em, thể hiện tính ưu việt của xã hội chúng ta.

Điều 84. Sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh và sản phẩm chuyên biệt điều trị SDD nặng cấp tínhcho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi.

1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh và sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng) phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ sử dụng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;

b) Việc kê đơn thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;

c) Đúng quy định về bảo quản và sử dụng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng;

d) Không kê đơn thực phẩm chức năng.

2. Khi kê đơn thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án (sau đây gọi tắt là đơn thuốc) thông tin về:

a) Tên, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc;

b) Tên, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng.

3. Sau khi người bệnh dùng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng, người hành nghề trực tiếp điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng.

Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng theo đúng hướng dẫn của người hành nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng.

4. Trẻ em dưới 06 tuổi sử dụng sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

5. Chính phủ quy định việc quản lý và sử dụng đối với sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng.

                                               Trích: Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Phương Vinh



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất