Hội nghị TƯ 6 đang bàn thảo nhiều chính sách quan trọng, trong đó có vấn đề dân số với những phát sinh mới cần kịp thời xử lý.
Theo
đó, TƯ sẽ bàn thảo có nên tiếp tục duy trì chính sách 2 con, xem xét
chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân
số và phát triển.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng phụ
trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, dân số Việt Nam đang đối mặt
cùng lúc nhiều thách thức: Già hoá dân số, mất cân bằng giới tính, chất
lượng dân số thấp, mức sinh chênh lệch giữa các vùng...
3 phương án điều chỉnh mức sinh
Ông
Tân cho biết, 10 năm qua, Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế
2,1 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) - đây
là mức lý tưởng.
Tuy
nhiên, một số khu vực đang bắt đầu giảm sinh. Tại ĐBSCL, mức sinh chỉ
còn 1,5-1,6 con, riêng TP.HCM, mức sinh giảm còn 1,45 con, thấp nhất cả
nước.
Để điều chỉnh mức sinh, Bộ Y tế đã đề xuất 3 phương án để TƯ bàn thảo:
Phương án 1:
Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt. Theo đó, sẽ vận động
mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con mà không quy định thành luật với chính sách
linh hoạt.
Những địa phương đang sinh nhiều con (hơn 3 con) thì
vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Ngược lại những
nơi có tỉ lệ sinh thấp thì phải vận động nâng mức sinh lên như khu vực
Đông Nam Bộ.
Phương án 2: Tiếp tục chính sách sinh ít hơn
2 con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con, nhằm tiếp tục giảm mức
sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số, nhằm giảm bớt đầu tư cho an sinh xã
hội.
Phương án 3: Cho đẻ thoải mái, không vận động, không cấp phương tiện tránh thai miễn phí (hiện một nửa cấp miễn phí).
Chưa có nước nào nâng mức sinh thành công
Ông
Tân phân tích, với phương án 2, sinh ít hơn 2 con sẽ giúp các gia đình
có điều kiện nuôi dạy trẻ tốt hơn, giảm bớt chi an sinh cho xã hội cho
trẻ sinh ra, mật độ dân số tăng chậm hơn. Tuy nhiên có nhiều mặt trái.
“Nếu
vẫn tiếp tục, mức sinh sẽ ngày càng giảm. Kinh nghiệm cho thấy mức sinh
giảm xuống đến ngưỡng nào đó, đưa nó quay trở lại tăng lên là hết sức
khó khăn, như nhiều nước châu Á đang phải đối mặt hiện nay”, ông Tân
nói.
Ông dẫn dụ, Hàn Quốc từng đạt mức sinh thay thế 2,1 con vào
năm 1983 nhưng lo bùng nổ dân số nên vận động chính sách sinh ít con.
Đến năm 1996, khi con số này xuống dưới 1,6 con, quốc gia này bắt đầu
nới lỏng chính sách sinh, tuy nhiên sau 10 năm, tỉ lệ này tiếp tục giảm
còn 1,08.
Ông
Tân cho biết, để khuyến khích sinh, Hàn Quốc đã thành lập cả UB của
Tổng thống để ứng phó với mức sinh thấp, già hóa dân số, mỗi năm bỏ ra
hàng chục tỷ USD.
Quốc gia này cho phép khi sinh con, mẹ được nghỉ
2 năm mà không mất việc và được trợ cấp; chồng được nghỉ 2 tuần khi vợ
sinh… Tuy nhiên mức sinh không nhích lên được.
Hay như Singapore,
cũng từng đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, nhưng do chính sách khuyến
sinh chọn lọc, con số này giảm còn 1,7 con vào năm 1982. Đến 1989,
Singapore kêu gọi khuyến sinh toàn diện nhưng đến nay vẫn không mang lại
kết quả.
“Chúng ta chứng kiến nhiều nước thành công trong giảm
sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh. Khi
người dân quen lối sống ít con, dành thời gian công việc, đối phó áp lực
cuộc sống... thì việc khuyến khích người dân quay lại vất vả nuôi con
sẽ rất khó”, ông Tân phân tích.
Với phương án 3, nhiều chuyên gia
lo ngại dân số tăng trở lại. Do đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án 1, tiếp tục
duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng
cao mức sinh ở những vùng thấp.
Đảng viên sinh con thứ 5 mới bị khai trừ
Ông
Tân cho biết, trong suốt 25 năm qua, Việt Nam chủ yếu vận động sinh ít
con. Nhóm bị hạn chế là đảng viên (khoảng 3 triệu người) nhưng từ 2008,
đã có quy định sinh con thứ 3 chỉ bị cảnh cáo, con thứ 4 khai trừ khỏi
Đảng.
Sau đó từ 2011 đến nay, quy định này tiếp tục thay đổi, cho
phép sinh đến con thứ 5 mới bị khai trừ khỏi Đảng, thứ 4 bị cảnh cáo,
con thứ 3 nhắc nhở.
|
Tuấn Anh