Thứ Ba, 24/9/2024
Đời sống
Thứ Sáu, 3/8/2012 20:45'(GMT+7)

Cà Mau xây dựng sản phẩm gạo thành thương hiệu mạnh

Tỉnh xác định mục tiêu phát triển là sản xuất lúa gạo của Cà Mau không chỉ đáp ứng nhu cầu cung cấp cho 1,2 triệu dân trong tỉnh mà phải có gạo xuất khẩu với sản lượng cao hơn mức 10- 20 tấn như hiện nay, phù hợp với lợi thế và tiềm năng lương thực của địa phương.

Dù đã chuyển gần 300.000 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, nhưng tỉnh Cà Mau vẫn quy hoạch 130.000 ha đất thuộc vùng nước ngọt để sản xuất lương thực, trong đó ưu tiên cho trồng lúa. Những vùng trồng lúa ở Cà Mau hiện nay tập trung ở 3 huyện, gồm: U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời với năng suất đạt bình quân xấp xỉ 4 tấn/ha; sản lượng mỗi năm đạt 500.000 tấn, giảm 50% so với năm 2000. Sản lượng lương thực này chỉ vừa đủ cung cấp cho người dân trong tỉnh, mỗi năm chỉ xuất khẩu từ 10- 20 ngàn tấn. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Chiến lược phát triển lương thực nói chung, phát triển cây lúa nói riêng của tỉnh Cà Mau là: Xác định cây lúa là loại cây trồng được ưu tiên số một. Diện tích sản xuất lúa tuy không tăng, nhưng năng suất, chất lượng sẽ tăng gấp đôi. Để đạt mục tiêu này, Cà Mau tập trung đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa - tôm; mở rộng cánh đồng sản xuất lúa sạch để xuất khẩu. Tỉnh mở rộng diện tích trồng lúa 2 vụ và phấn đấu đến năm 2015, năng suất lúa bình quân đạt 5 tấn/ha.

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sản lượng, tỉnh Cà Mau còn phát triển công nghiệp chế biến; trong đó đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xay lúa gạo để xuất khẩu. Hiện, toàn tỉnh chỉ có 23 nhà máy xay lúa gạo,tỉnh phấn đấu đến năm 215 sẽ có 30 nhà máy. Cà Mau phấn đấu đến năm 2015 sản lượng lương thực đạt 700.000 tấn, xuất khẩu gạo đạt 50.000 tấn/năm. Thị trường xuất khẩu gạo của tỉnh trước mắt là thị trường các nước trong khối ASEAN ./.

Trần Thành Nên - TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất