Thứ Ba, 8/10/2024
Kinh tế
Thứ Bảy, 18/12/2010 20:58'(GMT+7)

Cá tra Việt: Nhìn lại để bước tới

Thông tin trên vừa được ông Mark Powell - người đứng đầu Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) truyền đạt tới báo giới. Ông Powell thừa nhận sự thiếu thống nhất giữa các WWF thành viên song cũng cho hay, WWF dùng một bản đánh giá chung cho toàn thế giới, dựa trên các số liệu khoa học và có tính đến thời điểm. Về lý thuyết, WWF vẫn bảo lưu quan điểm của mình, “Khi có thêm thông tin mới về thực trạng nuôi cá tra ở Việt Nam, chúng tôi sẽ có những đánh giá đầy đủ, chính xác hơn”- Ông Powell nói.

Hiện tại ông Powell khẳng định: "WWF sẽ khuyến cáo đến người tiêu dùng thế giới tiếp tục sử dụng cá tra Việt Nam như một sản phẩm an toàn". Tuy nhiên, theo ông Powell, việc rút bỏ này chỉ có thể thực hiện trên trang mạng của WWF, còn Cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng thủy sản 2010-2011 đã phát hành thì rất khó thu hồi.

Phát triển bền vững không chỉ là vấn đề của ngành công nghiệp cá tra mà còn là vấn đề của cả nền kinh tế Việt Nam. Thế giới không ngừng ca ngợi về thành quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu cá tra. Mỗi năm Việt Nam cung cấp khoảng 1,5 triệu tấn cá tra cho thị trường thế giới, năm 2010, dự kiến xuất khẩu cá tra thu về 1,5 tỷ USD. Nhưng mặt khác, sự phát triển vượt bậc cũng đã và đang đặt ngành công nghiệp cá tra vào tình trạng bất ổn, thậm chí phải chịu mức áp thuế chống bán phá giá cao tới vài chục phần trăm.

Tại thị trường châu Âu, lâu nay, cá tra Việt Nam chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồi đầu năm, việc xác nhận giấy chứng nhận khai thác (CC) do Liên minh Châu Âu (EU) quy định về việc phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác không theo quy định (IUU), có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu thủy sản quý I/2010 của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Chưa đầy một năm sau, ngày 19/11/2010, sáu thành viên WWF ở châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào danh mục đỏ trong cuốn cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản anăm 2010-2011... Tất cả chỉ vì cá tra Việt Nam ngon và có giá rẻ, đang giành lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU.

Việc WWF đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách đỏ ảnh hưởng lớn đến uy tín của chính tổ chức WWF, quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu và người nuôi cá Việt Nam. Việt Nam đã chứng minh những đánh giá của WWF là vi phạm quy tắc nghề cá có trách nhiệm của FAO và các nguyên tắc khả dĩ của WTO. Nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), ông Nguyễn Hữu Dũng, đây thực sự là bài học quý giá cho ngành thủy sản. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với những chiến dịch bôi nhọ các sản phẩm thủy sản Việt Nam một cách phi lý.

Thị trường nhập khẩu ngày càng đòi hỏi thủy sản Việt Nam phải đạt chuẩn mức quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, điều quan trọng là phải có sách lược quốc gia về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là giải pháp nuôi và tiêu thụ cá tra. Bên cạnh đó, trách nhiệm của người sản xuất là phải làm tốt nhất các công đoạn nuôi trồng, chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cũng cần công khai, minh bạch hơn để tránh việc thông tin bị bóp méo, tạo lợi thế cho một nhóm lợi ích nào đó.

(Theo Báo Công thương)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất