Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 18/8/2010 5:53'(GMT+7)

Các đập nước đe doạ sự tồn tại của các dân tộc bản địa

Ảnh: Những trẻ em bộ tộc Araras tháng 4/2010 tại miền Bắc Braxin, nơi một con đập sắp được xây dựng.

Ảnh: Những trẻ em bộ tộc Araras tháng 4/2010 tại miền Bắc Braxin, nơi một con đập sắp được xây dựng.

Được giới thiệu như một giải pháp chống biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện gia tăng, các đập lớn ngày càng cuốn hút các Nhà nước. Tuy nhiên, các dự án quy mô lớn trên không phải là không gây ra những hậu quả.

Tác động lớn đến môi trường và con người

Để ngăn chặn các đợt lũ lớn do thiên nhiên gây ra trên các con sông, những công việc xây dựng đập đã làm xáo trộn thói quen di trú của các loài cá, nguồn thức ăn chính của một bộ phân dân cư bản địa. Các diện tích bề mặt đất nông nghiệp, rừng hay thậm chí cả các khu vực đô thị hoá cũng bị nhấn chìm.

Tổ chức Survival International đã đưa ra ví dụ khi nhấn mạnh một khi việc xây dựng đập Gibe III tại thung lũng Omo hoàn thành, rất nhiều dân tộc bản địa của Êtiôpia sẽ phải sống phụ thuộc vào viện trợ lương thực. Con đập này còn đe doạ điều kiện sống của 500.000 người ở miền Nam Êtiôpia và miền Bắc Kênia.

Tác động đáng kể nhất của các con đập là việc phải di dời dân cư. Trong bản báo cáo Các đập nước và phát triển (Dams and Development) (2000), Uỷ ban thế giới về Đập nước đã nhắc lại rằng 45.000 con đập đang được xây dựng vào thời điểm đó trên toàn hành tinh sẽ làm cho từ 40 - 80 triệu người phải di tản.

Bản báo cáo trên cũng thừa nhận: "Các đập nước lớn đã tác động nghiêm trọng đến đời sống, phương tiện sinh sống, văn hoá và sự tồn tại về tri thức của các dân tộc bản địa và các bộ tộc".

Uỷ ban thế giới về Đập nước đã khuyên: "Nếu là những dự án liên quan các dân tộc bản địa và bộ tộc, quá trình xây dựng phải đạt được sự đồng thuận tự do, báo trước và rõ ràng của họ".

Không tôn trọng luật về các dân tộc bản địa

Tuy nhiên đến nay, các thủ tục tích cực do Ngân hàng thế giới quy định lại không có tính bắt buộc. Tiếp đó, rất ít nhà đầu tư tôn trọng luật các dân tộc bản địa, được bảo đảm bởi Công ước 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Những người dân liên quan đến các dự án trên thực tế rất hiếm khi được tham vấn.

Chính vì vậy, ngày nay có gần 300.000 người bản địa bị ảnh hưởng trực tiếp từ các con đập. Tại Braxin, một số bộ tộc không bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài bị đe doạ tuyệt chủng bởi các nhà máy thuỷ điện ở Jirau và Belo Monte.

Theo Survival International, chỉ riêng Ngân hàng thế giới đã cấp kinh phí cho 211 dự án mang tính "phát triển" với số tiền 11 tỷ USD. Nếu các ngân hàng phát triển khu vực (Ngân hàng đầu tư châu Âu, Ngân hàng Braxin, Ngân hàng phát triển châu Phi) cũng đầu tư chiếm một phần lớn cho các công trình trên thì từ nay chính Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất./.

  • Phương Minh  Theo báo RUE89.com (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất