Thứ Bảy, 23/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 30/1/2019 15:8'(GMT+7)

Các nước Nam Âu hối thúc các nước EU chia sẻ trách nhiệm

Người tị nạn trên tàu cứu hộ Sea Watch 3 sau khi họ được cứu tại khu vực ngoài khơi Libya ngày 19/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người tị nạn trên tàu cứu hộ Sea Watch 3 sau khi họ được cứu tại khu vực ngoài khơi Libya ngày 19/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đây là tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades đưa ra sau khi hội nghị kết thúc ngày 29/1.

Tham dự hội nghị do Tổng thống Cyprus Anastasiades chủ trì có người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa, Thủ tướng Malta Joseph Muscat và Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell Fontelles.

Ông Anastasiades nhấn mạnh MED7 sẽ chứng tỏ vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với những vấn đề được đưa ra trong Tuyên bố chung Nicosia của hội nghị. Trong đó, lãnh đạo 7 nước trên nhất trí cần “nỗ lực chung, hợp tác và đoàn kết” trong giải quyết vấn đề di cư.

Tại hội nghị, Tổng thống Pháp Macron hối thúc các nước khác chia sẻ trách nhiệm trong việc tiếp nhận người di cư. Ông Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra “những giải pháp nhân đạo” cho các hoạt động cứu nạn ở Địa Trung Hải, viện dẫn 47 người di cư vẫn mắc kẹt ngoài khơi bờ biển Italy.

Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi chính phủ Italy cho phép tàu cứu hộ Sea Watch 3 của Đức chở nhóm người di cư được cứu hôm 19/1 vừa qua cập cảng gần nhất ở Italy.

Tổ chức phi chính phủ Sea Watch cho biết đã đệ đơn kiện Italy lên Tòa án Nhân quyền châu Âu vì việc nước này không cho phép tàu cứu hộ Sea Watch 3 chở những người di cư trên cập cảng.

Trong khi đó, Thủ tướng Italy Conte thông báo 5 nước gồm Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Malta và Romania bày tỏ sẵn sàng tìm giải pháp chung nhằm chấm dứt tranh cãi xung quanh tàu cứu hộ chở người di cư nói trên.

Việc tiếp nhận những người di cư trên Địa Trung Hải thường xuyên gặp khó khăn kể từ khi Italy hạn chế tiếp nhận các tàu chở người di cư cập cảng nước này từ mùa Hè năm 2018. Trước đó, hồi đầu tháng 1, trong một vụ tranh cãi tiếp nhận người di cư tương tự, EU đã phải can thiệp để dàn xếp một thỏa thuận phân bổ người di cư trên 2 tàu (trong đó có tàu Sea Watch 3) giữa 8 nước châu Âu.

Theo Liên hợp quốc, trong năm 2018 có khoảng 113.482 người vượt Địa Trung Hải vào châu Âu, và có 2.262 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong hành trình này./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất