Ngoài ba tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đã được thành lập và đang hoạt động trong các lĩnh vực Âm nhạc, Ghi âm và Văn học, thì thực tế tại Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có tổ chức quản lý tập thể nào hoạt động trong lĩnh vực sao chép và sử dụng số.
Bỏ ngỏ bảo vệ với tác phẩm sao chép và sử dụng số
Sao chụp (sao chép bằng máy sao chụp); sao chép trái phép tác phẩm bằng công nghệ số (sao chép số) và sử dụng trái phép tác phẩm trên mạng đang là vấn nạn đối với các chủ sở hữu hiện nay, đặc biệt là với các tác phẩm được định dạng bằng chữ viết.
Việc sai phạm này không chỉ gây ra sự thiệt hại cho các chủ sở hữu trong nước trong việc được giả tiền bản quyền khi sao chép, sử dụng tác phẩm (tất cả các tác phẩm được đăng ký bảo hộ) trên Internet trong nước và nước ngoài; mà còn là rào cản lớn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi phổ biến rộng rãi tác phẩm của họ tại Việt Nam.
Đồng thời, đó cũng sẽ là thiệt thòi cho những đối tượng hưởng thụ các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam khi những nhà xuất bản, tác giả nước ngoài cảm thấy không yên tâm trước nguy cơ tác phẩm của họ có thể bị sao chép bất cứ lúc nào, dưới mọi hình thức, trên lãnh thổ Việt Nam, khiến cho họ không muốn đầu tư để đưa tác phẩm vào Việt Nam.
Khi nào sao chụp phải nộp tiền bản quyền
Theo các thành viên ban vận động thành lập Hiệp hội cho biết, có hai loại hành vi sao chụp. Một là, sao chụp toàn bộ tư liệu, với số lượng bản sao lớn, vì mục đích thương mại, nhằm thay thế việc sử dụng tư liệu in trên thị trường. Hai là, sao chụp một phần tư liệu, với số lượng bản sao nhỏ, không vì mục đích thương mại, nhằm bổ sung cho việc sử dựng tư liệu in trên thị trường.
Với trường hợp đầu tiên, theo các thành viên ban vận động, đó là hành vi xâm phạm rõ ràng hoặc trắng trợn đối với quyền sao chép, do đó phải bị xử lý nghiêm khắc theo các thủ tục, chế tài về thực thi.
Mức xử phạt cho các sai phạm này sẽ được căn cứ tùy mức độ và hoàn cảnh cụ thể, người xâm phạm có thể bị buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại, thậm chí bị xử lý bằng biện pháp hình sự, bao gồm phạt tù.
Riêng đối với trường hợp thứ hai, theo các thành viên ban vận động, đó cũng là hành vi xâm phậm đối với quyền sao chép, nếu được thực hiện mà không có sự cho phép của người nắm giữ quyền và/hoặc trả tiền thù lao cho người nắm giữ quyền.
Nhưng theo bà Đoàn Thị Lam Luyến – thành viên ban vận động thì việc xử lý nghiêm khắc loại hành vi này theo các thủ tục, chế tài về thực thi không được coi là giải pháp hợp lý, hoặc tối ưu cả về khách quan và chủ quan.
Do đó, theo đề xuất của các thành viên ban vận động, việc áp dụng các biện pháp quản lý, đặc biệt là quản lý tập thể đã được cộng đồng quốc tế chú ý nghiên cứu phát triển và được
Các Tổ chức quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan như IFRRO cùng các tổ chức thành viên ở nhiều nước đã và đang tích cực giúp Ban vận động thành lập Vietrro.
IFRRO cùng các tổ chức thành viên, đặc biệt là Na Uy, đang hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu, mở rộng phạm vi hoạt động quản lý tập thể sang lĩnh vực mới là quyền sao chép.
Theo thỏa thuận ban đầu, tổ chức NORCODE của Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để Việt Nam thành lập và đưa vào hoạt động một tổ chức quản lý quyền sao chép.
NORCODE cũng đang và sẽ sẵn sàng hỗ trợ việc thành lập hiệp hội tác giả phi hư cấu, một hiệp hội tập hợp đông đảo người nắm giữ quyền, ủy quyền cho Vietrro quản lý. |
hỗ trợ bằng những quy định, cơ chế thích hợp trong văn bản pháp luật của nhiều nước thì Việt Nam cũng nên cần có các chính sách quản lý của mình.
Đã đến lúc cần có Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam
Việc thành lập một hiệp hội quyền sao chép chính là để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ sở hữu quyền và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận hợp pháp với tác phẩm.
Ông Nguyễn Kiểm – Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Trưởng ban vận động khẳng định ”Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (Vietrro) là tổ chức đại diện cho người nắm giữ quyền, là cầu nối giữa người nắm giữ quyền và người sử dụng tác phẩm, vừa phục vụ lợi ích của người nắm giữ quyền, người sử dụng, vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội”.
Mục đích trực tiếp và cụ thể của Vietrro là đại diện cho người nắm giữ quyền để khai thác giá trị kinh tế của các tác phẩm mà họ ủy quyền, thông qua việc cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và một số hình thức sử dụng số, bao gồm sao chép số và sử dụng trên Internet.
Vietrro có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sao chụp và sử dụng số, để biết được tác phẩm nào được sử dụng, ai sử dụng, sử dụng ở đâu, sử dụng khi nào, sử dụng như thế nào (mục đích, phạm vi), nhằm mục đích tạo ra cơ sở để thu tiền thù lao sử dụng tác phẩm và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ quyền, tương xứng với mức độ tác phẩm của họ được sử dụng trên thực tế.
Sự có mặt của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam sẽ có lợi hơn cho các nhà xuất bản khi không thể quản lý hết được lượng ấn phẩm bị sao chép và sử dụng trên Internet. Hiệp hội này sẽ làm nhiệm vụ cấp phép, thu tiền thù lao và phân phối tiền thù lao cho các chủ sở hữu.
Vietrro cũng tập hợp được một lực lượng đáng kể các tác giả, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, nhiệt tình, kiến thức và sẵn sàng đóng góp, cống hiến cho công cuộc đầy khó khăn nhưng cũng đầy hứa hẹn này.
Theo thông tin từ ban vận động của Hiệp hội này thì ngày 11/8 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Thứ trưởng Trần Chiến Thắng đã ký Quyết định số 2780/QĐ-BVNTTDL về việc công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam.
Hy vọng, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ có thêm một Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan với lĩnh vực sao chép và sử dụng số./.
Theo VnMedia