Chủ Nhật, 22/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Hai, 13/5/2013 22:27'(GMT+7)

Cần đầu tư 75 tỷ đồng/năm cho 12 khu CNTT tập trung

Phát triển các khu CNTT tập trung được coi là một động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp CNTT. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Phát triển các khu CNTT tập trung được coi là một động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp CNTT. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong đó, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cần được hỗ trợ 10 tỷ đồng/địa phương/năm. Còn 9 địa phương khác gồm Cần Thơ, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, cần khoảng 5 tỷ đồng/địa phương/năm.

Như vậy, tổng kinh phí đầu tư dự kiến trong 3 năm 2013 - 2015 để hỗ trợ phát triển các khu CNTT tập trung tại 12 địa phương là 225 tỷ đồng.

Đề xuất trên vừa được công bố tại cuộc họp Ban Điều hành Chương trình Phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình Phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam diễn ra mới đây ở Hà Nội.

Đối với việc phát triển các khu CNTT tập trung ở địa phương, từ trước tới nay, Bộ KH&ĐT luôn để các địa phương chủ động bố trí kinh phí triển khai. Tuy nhiên, theo đề xuất của nhiều tỉnh thành thì cần có kinh phí hỗ trợ từ Trung ương (dù nhỏ) để làm căn cứ bố trí vốn đối ứng. Bởi vậy, Ban Điều hành Chương trình Phát triển công nghiệp CNTT tiếp tục đề xuất bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho hoạt động này.

Đầu tư phát triển các khu CNTT tập trung là một trong những nội dung chính trong Danh mục các Dự án Phát triển công nghiệp CNTT năm 2013 và giai đoạn 2013 – 2015. Trong Danh mục này còn có 9 nhiệm vụ, nội dung công việc khác do Bộ TT&TT chủ trì triển khai cần được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương, đó là: Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn CMMi; Dự án xây dựng hệ thống xếp bậc nhân lực, xây dựng chức danh về CNTT; Dự án xây dựng hệ thống chuẩn thông tin số và chuẩn trao đổi thông tin; Dự án hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về CNTT; Dự án xây dựng trung tâm kiểm định đánh giá sản phẩm phần mềm nguồn mở để khuyến cáo sử dụng trong cơ quan Nhà nước; Dự án hỗ trợ xây dựng và áp dụng chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ CNTT (ISO 20000); Dự án xây dựng, phát triển, hoàn thiện và hướng dẫn triển khai ứng dụng 1 số sản phẩm phần mềm nguồn mở đến năm 2020; Quỹ Phát triển nguồn nhân lực CNTT; Quỹ Phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Bộ TT&TT đang đề xuất Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở tại 63 địa phương với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/địa phương. Đồng thời, hỗ trợ 10 địa phương phát triển, triển khai sử dụng các sản phẩm phần mềm nguồn mở trên máy chủ phục vụ hoạt động trong cơ quan Nhà nước với mức 1 tỷ đồng/địa phương./.

Theo ICTnews


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất