Thứ Năm, 7/11/2024
Văn hóa
Thứ Ba, 29/5/2018 15:38'(GMT+7)

Cần giải pháp thích hợp để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Bộ sưu tập áo dài mang chủ đề hoa ly của nhà thiết kế Minh Hạnh với phần trình diễn của NSND Trà Giang và các người mẫu lại Festival Áo dài Hà Nội. (Ảnh: Vương Hà/QĐND)


PV:  Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt từ năm 2016 nhưng nhiều người cho rằng, đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều chuyển biến và khó có thể có một nền CNVH theo đúng thời gian đề ra khi mốc năm 2020 đang đến gần. Bà đánh giá như thế nào về ý kiến này?

PGS. TS. Từ Thị Loan:  Đúng là chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam được phê duyệt từ năm 2016, nhưng dường như chúng ta chưa triển khai được bao nhiêu. Ngay vấn đề đầu tiên là phải có một cơ quan quản lý Nhà nước phụ trách về CNVH thì bây giờ chúng ta mới chỉ có một phòng với vài người của Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong khi các nước thường có một cục hoặc một ủy ban chuyên trách về CNVH với sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ, ngành. Với một cơ quan như vậy ở Việt Nam, để thực hiện CNVH là chưa xứng tầm. Đó là chưa kể, lĩnh vực bản quyền tác giả chỉ là một phần nhỏ của CNVH. Cơ chế chính sách hầu như cũng chưa có gì đổi mới.

PGS. TS. Từ Thị Loan.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, có thể thấy, thị trường văn hóa của chúng ta vẫn có những cách thức vận hành theo quy luật cung cầu và vẫn theo dòng mạch để phát triển. Ví dụ lĩnh vực điện ảnh với các hãng phim tư nhân đang làm những bộ phim hay, tại các liên hoan phim tỷ lệ phim tư nhân tham gia lên tới hơn 90%, rồi phim tư nhân cũng có giải thưởng và có tiếng vang. Hay mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc… cũng vậy. 

PV:  Hiện tượng giới trẻ Việt Nam thích văn hóa nước ngoài mà ít chú ý tới văn hóa truyền thống Việt Nam có phải là điều đáng lo ngại cho ngành CNVH không, thưa bà?

PGS. TS. Từ Thị Loan:  Theo tôi, phải nhìn hai mặt và đánh giá khách quan. Nhiều khi mọi người quá lo lắng, lên án giới trẻ thờ ơ với văn hóa dân tộc. Nhưng thực ra nếu theo dõi các chương trình truyền hình và thực tiễn đời sống văn hóa nghệ thuật bây giờ thì mới thấy điều này không hoàn toàn đúng. Tất nhiên, giới trẻ cũng có thích âm nhạc ngoại. Tuy nhiên, những thể loại âm nhạc Việt đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của giới trẻ thì đều được chào đón. Ví dụ, trong chương trình “Sing my song” thì hầu như các sáng tác, thể hiện đến chủ đề, nội dung… đều đậm tính dân tộc và là những vấn đề của Việt Nam. Những phần thi có tính dân tộc cũng được khán giả bầu chọn rất nhiều. Theo hướng đó, nếu cái cốt lõi là tính dân tộc được kết hợp với những âm hưởng, trào lưu mới của âm nhạc ngoại rõ ràng tạo được sức hút nhiều hơn những sáng tác đặc sệt nước ngoài. Tự mỗi người sẽ phải đặt câu hỏi tại sao phải dùng tiếng Anh trong sáng tác khi tiếng

PV:  Tuy nhiên, thời gian qua tỷ lệ xuất khẩu văn hóa của ta vẫn ít hơn nhiều so với tỷ lệ nhập khẩu?

PGS. TS. Từ Thị Loan:  Đương nhiên rồi vì để xuất khẩu được thì các sản phẩm văn hóa của Việt Nam phải hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu, gu thẩm mỹ của công chúng nước ngoài. Liệu chúng ta đã đáp ứng được điều đó chưa trong khi các sản phẩm âm nhạc Hàn Quốc, phim dã sử Trung Quốc, Manga Nhật Bản… đã làm tốt cả về nghệ thuật và nội dung, công phu, có nghề và bài bản...

Tuy nhiên, cũng có tín hiệu đáng mừng là nếu chúng ta có kịch bản hay, được đầu tư, đi đúng hướng thì sẽ thành công. Những phim gần đây của Việt Nam đã có những cố gắng thay đổi. Tôi nghĩ nếu hai bộ phim có giá trị nghệ thuật ngang nhau nhưng một bộ phim có nội dung về vấn đề Việt Nam chắc chắn sẽ được thích hơn bộ phim xa lạ nước ngoài. Ví dụ như bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” lấy kịch bản nước ngoài nhưng khi nói về các vấn đề của Việt Nam thì lại rất phù hợp và được khán giả thích. 

 Chúng ta đang thua trên sân nhà, nếu không cẩn thận các rạp của Việt Nam toàn phim ngoại. Chúng ta cần nhiều hơn những phim như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Bộ phim nghiêm túc và nhân văn nhưng doanh thu vẫn cao, nhiều người muốn xem. Chúng ta vẫn có đạo diễn giỏi, kịch bản hay, diễn viên có khả năng diễn xuất tốt nhưng vấn đề cần tạo thành phong trào. Để tạo được phong trào thì rõ ràng chúng ta cần có chiến lược và các bước đi bài bản.

PV:  Theo bà, để có những bước đi bài bản đó nên bắt đầu từ đâu?

PGS. TS. Từ Thị Loan:  Vấn đề nguồn nhân lực rất quan trọng. Trước tiên nên bắt đầu từ hệ thống đào tạo. Đào tạo văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề. Đào tạo ở các trường hơi lạc hậu so với mặt bằng thế giới từ giáo trình, phương pháp, tư duy đến thầy dạy. Chúng ta cần thuê chuyên gia Hàn Quốc, Anh, Mỹ… Tốt hơn là cử một số hạt nhân xuất sắc đi học nước ngoài. Ngoài ra còn vấn đề năng lực của đội ngũ quản lý, tránh "chảy máu chất xám"…

Bên cạnh đó, Nhà nước tập trung xây dựng thể chế, ban hành các văn bản pháp luật hỗ trợ người làm nghệ thuật, cơ chế về thuế, khuyến khích xuất khẩu, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ công nghệ, nghệ thuật truyền thống… Nhà nước cũng phải đầu tư vào các dịch vụ công, các công trình thiết chế văn hóa phục vụ quảng đại quần chúng, các công trình thiết chế văn hóa lớn… Nói chung là những gì thị trường không làm Nhà nước phải làm chứ không thể thả hết cho thị trường và có thể thu thuế từ những nơi thị trường làm tốt, lấy nguồn đó để nuôi những bộ phần cần hỗ trợ. Nhà nước cũng phải rất chặt chẽ về bản quyền. Nếu còn vi phạm bản quyền thì không ngành CNVH nào phát triển được…

PV:  Xin trân trọng cảm ơn bà!

Huy An/Báo QĐND (thực hiện)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất