Chủ Nhật, 24/11/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 16/3/2013 21:20'(GMT+7)

Cần nhân rộng mô hình nội trú, bán trú tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Giờ tự học của các em học sinh lớp 7 Trường PTDT bán trú THCS xã Hữu Kiên (Chi Lăng, Lạng Sơn) - Ảnh: Langsontv

Giờ tự học của các em học sinh lớp 7 Trường PTDT bán trú THCS xã Hữu Kiên (Chi Lăng, Lạng Sơn) - Ảnh: Langsontv

Vùng I gồm 15 tỉnh miền núi phía Bắc là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; diện tích rộng, người thưa. Lớp học, nhà ở cho các giáo viên, học sinh nội trú và bán trú còn thiếu nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học.

Theo TS. Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, tính đến hết học kỳ I năm học 2012-2013, vùng I đã thành lập được hơn 410 trường phổ thông dân tộc bán trú (PT DTBT), trong đó có hơn 110 trường tiểu học và hơn 300 trường trung học cơ sở. "Công tác bán trú cần được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể; sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Ngoài ra, trong thời gian tới, các tỉnh trong vùng cần phải chú trọng hơn nữa việc đảm bảo chất lượng nhà ở, điều kiện sinh hoạt cho học sinh nội trú", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở GD&ĐT tập trung thảo luận và nêu những kinh nghiệm hiệu quả, thiết thực trong công tác triển khai xây dựng hệ thống trường lớp dân tộc nội trú và bán trú tại địa phương, đơn vị. Lãnh đạo các sở đều cho rằng, việc nhân rộng mô hình là rất cần thiết để huy động học sinh tới trường, tăng tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, các tỉnh cần tập chung chỉ đạo việc dành quỹ đất xây dựng điểm trường chính và dồn điểm trường nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở vật chất, lớp học cho giáo viên và học sinh nội trú, bán trú.../.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất