Ngày 15 tháng 5 năm
2011, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án trang bị sách
cho cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2012. Tham dự và chủ trì Hội nghị có
đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch
Hội đồng Chỉ đạo Đề án; đồng chí Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc - Tổng biên
tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Phó Chủ tịch Thường trực
Hội đồng Chỉ đạo Đề án. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí đại diện
lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương và các tỉnh, thành ủy; đại diện
lãnh đạo 63 Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy; các nhà xuất bản, công ty
in, phát hành; các nhà khoa học, cộng tác viên; các phóng, viên, đại
diện các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình của Trung ương và Thành
phố Hà Nội đến dự và đưa tin.
Nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ chính trị cấp xã đáp ứng yêu câu của thời kỳ phát triển mới và nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, sau khi sơ kết việc thực hiện thí điểm Đề án trong năm 2009-2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương, thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở đã, phường, thị trấn trong cả nước từ năm 2011 đến nay.
Để xây dựng kế hoạch xuất bản phù hợp với cơ sở, Hội đồng Chỉ đạo Đề án đã tổ chức khảo sát tại các địa phương; tổ chức Hội nghị với các nhà khoa học, cộng tác viên nhằm thống nhất về đề tài, nội dung, hình thức trình bày, phương pháp biên soạn, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan và các nhà xuất bản xây dựng danh mục sách của Đề án năm 2012.
Năm 2012, Đề án đã tổ chúc xuất bản 86 tên sách và 01 DVD-ROM Sách xã, phường, thị trấn 2012 với 2,25 triệu bản in, trang bị cho 11.138 xã phường, thị trấn. Sách trong Đề án được biên soạn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của cơ sở; nội dung sách ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; ít tính lý luận, hàn lâm, tăng cường các ví dụ thực tiễn cụ thể, hình thức biên soạn chủ yếu là sách cẩm nang, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ sách hỏi đáp. Trong 86 tên sách xuất bản năm 2012 có: 7 đề tài sách về Hồ Chí Minh và tư thưởng Hồ Chí Minh; 13 đề tài sách cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; 11 đề tài sách cung cấp về kiến thức, kỹ năng công tác Mặt trận, đoàn thể, kỹ năng lãnh đạo, điều hành của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã, 17 đề tài sách phổ biến các chính sách, pháp luật, về chủ quyền biển đảo, về chính sách xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, quy chế hoạt động của thôn, tổ dân phố, về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân đần cấp xã, phường, chống bạo lực gia đình...; 16 đề tài sách về phổ biến kỹ thuật nông nghiệp cung cấp cho nhà nông những kiến thức thiết yếu về chăn nuôi, trồng trọt, kinh nghiệm làm giàu, những tấm gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi…; 7 đề tài sách cung cấp những kiến thức về chăm sóc sức khỏe gia đình; 10 đề tài sách kiến thức phổ thông dành cho cơ sở và 05 đề tài sách dành cho đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Sách được thống nhất trình bày theo một hình thúc nhất định, với khổ sách: 12,5 x 20,5 cm, trình bày đẹp, hiện đại mang đặc trưng phù hợp với cơ sở; bìa ngoài có lôgô và ghi rõ: Sách dành cho cơ sở xã, phường, thị trấn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia - Sự thật cho biết: Để bảo đảm tiến độ, tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho công tác vận chuyển, gửi sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã tổ chức in tại 8 nhà in có năng lực và kinh nghiệm thuộc cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam và gửi trực tiếp đến các đối tượng ở cơ sở thông qua Công ty Phát hành Báo chí Trung ương. Các đối tượng được nhận sách bao gồm: Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố: 01 bộ; thường trực quận, huyện ủy: 1 bộ sách; Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện: 1 bộ sách; Thư viện cấp huyện: 1 bộ sách; mỗi xã, phường, thị trán: 2 bộ sách.
Sau khi tiếp nhận sách của Đề án, thư viện huyện, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện quản lý sách tại phòng đọc, phục vụ cán bộ, đảng viên, học viên các lớp học tìm hiểu, khai thác thông tin.
Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều lập số quản lý danh mục sách. Sách của Đề án được phân loại, quản lý sử dụng theo hướng giao cho tủ sách luật hoặc thư viện, bưu điện văn hoá xã, Trung tâm giáo dục cộng đồng, văn phòng Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã quản lý sử dụng chung, để cán bộ, đảng viên và nhân dân đọc, tra cứu khi xử lý công việc. Nhiều xã, phường, thị trấn đã phân công 1 đồng chí lãnh đạo Đảng ủy trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tủ sách và bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý sách của Đề án. Đối tượng chủ yếu khai thác các đầu sách được trang bị là cán bộ, đảng viên, công chức xã và một bộ phận nhân dân. Nhiều địa phương đã tổ chức tốt việc luân chuyển sách xuống các tổ dân phố, làng, bản, thôn, ấp để phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân.
Căn cứ quy chế mẫu của Ban Tuyên giáo Trung ương về Quản lý và sử dụng sách trang bị cho các xã phường, thị trấn, nhiều Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo các địa phương xây dựng quy chế quản lý, sử dụng sách của Đề án phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời có văn bản chỉ đạo các quận, huyện ủy đôn đốc ban tuyên giáo, thư viện, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các xã, phường, thị trấn tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng sách của Đề án...
Từ kết quả khảo sát tại các địa phương, qua báo cáo của các tỉnh, thành ủy cho thấy: Chủ trương triển khai Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc đối mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cấp xã.
Sách của Đề án là nguồn thông tin chính thống, bảo đảm khách quan, khoa học, đã cập nhật những thông tin mới nhất về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sách được phân loại theo từng mảng đề tài phù hợp với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể ở cơ sở. Sách được biên soạn ngắn gọn, văn phong phổ thông dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu.
Đề tài sách của Đề án cơ bản đã bám sát yêu cầu của cơ sở, nội dung tương đối phong phú, thiết thực, hình thức trình bày đẹp. Những đầu sách phục vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; những đầu sách về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận, các tổ chúc, đoàn thể ở cơ sở; về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương... đã thiết thực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hiện nay, nguồn kinh phí của các xã, thị trấn dành cho việc mua sách, tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, tìm hiểu của cán bộ cơ sở còn khó khăn, đặc biệt đối với các xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc triển khai trang bị sách của Đề án đã góp phần giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở khắc phục tình trạng thiếu hụt kiến thúc, kỹ năng trong công tác chuyên môn, kiến thức lý luận chính trị, về pháp luật, văn hoá - xã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, đời sống,...
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trên, Đề án còn một số hạn chế khuyết điểm cần tập trung khắc phục trong thời gian tới:
- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn hạn chế, nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, mục đích, yêu cầu của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn; thiếu thông tin về danh mục sách, đơn vị được tiếp nhận, hình thức quản lý, sử dụng,... nên khi tiếp nhận sách của Đề án còn lúng túng trong công tác phân loại, xử lý sách để quản lý sù dụng.
- Vẫn còn thiếu các đề tài sách về hướng dẫn công tác đảng, chính quyền, đoàn thể, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; hỏi đáp về pháp luật; kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, di sản văn hóa các vùng miền truyền thống đoàn kết dân tộc, đấu tranh bài trừ mê tín, dị đoan, về chủ quyền biển đảo, xây dụng nông thôn mới,... Còn thiếu đề tài sách phù hợp với đặc trưng các vùng miền, đặc biệt là sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, sách cho các vùng sâu, vùng xa.
- Hầu hết các xã, phường, thị trấn chưa có phòng đọc riêng; thiếu trang thiết bị phục vụ người đọc. Sách của Đề án được bố trí chung với các tủ sách của xã (tủ sách pháp luật, văn phòng cấp uỷ), đặt tại trụ sở UBND xã nên chưa thuận tiện cho quần chúng nhân dân tới đọc sách.Số lượng sách của Đề án trang bị cho xã, phường, thị trấn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sơ.
- Cản bộ quản lý, khai thác, sử dụng sách đều thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, không có chế độ phụ cấp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của Đề án.
|
Sách dành cho cơ sở xã, phường, thị trấn
|
Việc thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn đã triển khai một cách tích cực và thận trọng. Qua kết quả thực hiện thí điểm của Đề án, Ban Bí thư đã đồng ý chủ trương thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước. Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Đề án đề nghị một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, các đơn vị tham gia cần quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu của Đề án; xác định rõ mục đích của đề án là cung cấp cho các xã, phường, thị trấn trong cả nước những đầu sách thiết yếu phục vụ cho công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở; phổ biến kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Từ đó từng bước hình thành ở mỗi cơ sở một tủ sách có giá trị thiết thực, góp phần trực tiếp nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hai là, với vị trí là là lực lượng đầu tiên quyết định hiệu quả của Đề án, các nhà xuất bản tham gia, trước hết là nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phải tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, biên tập viên tham gia đề án; bảo đảm quá trình lựa chọn, tổ chức bản thảo, biên tập xuất bản phẩm cung cấp những đầu sách có tính chính thống, khách quan, khoa học; cung cấp, phổ biến kiến thức và kỹ năng thực hành, có tính chất cẩm nang, dễ đọc, dễ hiểu, dễ vận dụng, nhất là đối với các xã, phường, vùng sâu, vùng xa. Sách đến với cơ sở không chỉ bảo đảm chất lượng mà hình thức cũng phải đa dạng, phong phú, phù hợp đối tượng, hấp dẫn bạn đọc.
Ba là, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phát hành, đảm bảo sách được phát hành đúng về thời gian, phù hợp về đối tượng. Đặc biệt, cùng với việc tổ chức phát hành sách đến cơ sở, Cục Bưu chính Trung ương và bưu chính tại các tỉnh thành phải quan tâm đến yêu cầu nắm bắt thông tin phản hồi về nhu cầu sách của từng cơ sở, địa phương, phản ánh thông tin đó đến các nhà xuất bản và hội đồng chỉ đạo thực hiện đề án để các đơn vị này chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đề tài.
Bốn là, thường xuyên khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố, cụ thể là công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện Đề án, công tác tiếp nhận, quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng các ấn phẩm được trang bị trong Đề án. Trên cơ sở đó chỉ ra các kết quả và hạn chế, nguyên nhân, những vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án và các giải pháp khắc phục; đề xuất việc tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án này trong năm 2013 và các năm tiếp theo.
Năm là, để phát huy tác dụng của Đề án, các cấp ủy đảng, chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan triển khai đề án; quan tâm sắp xếp, chỉ đạo đầu tư xây dựng, tu bổ các nhà văn hóa, thư viện, tủ sách, bố trí phòng đọc riêng ở xã, phường, thị trấn; có phương án khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn sách được trang bị ở cơ sở vào một mối thống nhất dựa trên các tủ sách đã có: tủ sách lý luận chính trị, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện văn hóa xã…; phân công cán bộ quản lý, hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đọc và mượn sách.
Sáu là, các cấp, các ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của Đề án và những nội dung sách của Đề án; đưa nội dung sách của Đề án vào chương trình giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, thành phố và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Sau khi phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những nhược điểm, hạn chế cần khắc phục, Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2012 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị Ban Bí thư cho chủ trương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án trong năm 2013 và các năm tiếp theo đạt hiệu quả./.
Duy Hưng