Xiết chặt gọng kìm xung quanh Chủ tịch Kim Jong-il trong khi vẫn dành cho ông lối thoát. Tổng thống Barack Obama tìm kiếm một giải pháp tốt để đối mặt với nhà độc tài Bắc Triều Tiên nhằm tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân đang trong ngõ cụt.
Từ khi vào Nhà Trắng, tổng thống phe dân chủ tỏ ra cương quyết hơn người tiền nhiệm George Bush, nhưng ông lại vừa mở ra một cơ hội mới cho Bình Nhưỡng bằng cách không cho nước này quay trở lại danh sách các nước hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên, giải pháp này được rất nhiều nghị sỹ của Đảng Cộng hoà cũng như của Đảng Dân chủ lên án từ nhiều tháng nay.
Trong một bức thư gửi các nghị sỹ, tổng thống đã tuyên bố dứt khoát rằng Bắc Triều Tiên “không thoả mãn các tiêu chí quy định để một lần nữa được liệt kê là Nhà nước hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố”. Sự điều chỉnh này làm phe diều hâu nổi giận, họ yêu cầu có những trừng phạt mới chống lại đất nước này, bị nghi ngờ chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Iran hay Myanmar.
Tuy nhiên, chính Tổng thống George Bush vào năm 2008 đã chấm dứt 20 năm chế độ độc tài Bắc Triều Tiên có mặt trong danh sách đen, trong khung cảnh của một thoả thuận phi hạt nhân hoá đã được thương lượng với Bình Nhưỡng. Một cuộc trao đổi những đề xuất tốt đẹp đã được thực hiện để đền bù cho việc bắt đầu phá huỷ các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon với chìa khoá là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế, là vật cản ngoại thương của chế độ kể từ sau vụ khủng bố một máy bay của Hàn Quốc năm 1987.
Nhưng vẫn trung thành với sách lược đã được thử thách, một khi đạt được lợi ích, ông Kim Jong-il liền ngay lập tức quên lời hứa ứng xử tốt bằng cách tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai vào tháng 5/2009. Một thách thức nữa đối với ông Obama khi ông đã mở cửa đối thoại với “trục xấu xa” trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Vụ thử hạt nhân đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc đưa Bình Nhưỡng trở lại danh sách đen.
Chính thức, Nhà Trắng núp dưới một lý lẽ tư pháp: họ chưa có bằng chứng cho thấy thời gian gần đây chế độ độc tài Bắc Triều Tiên có liên quan đến các hoạt động khủng bố. Nhưng sự giải thích này che giấu những ẩn ý ngoại giao. Tổng thống Obama đánh giá rằng sẽ phản tác dụng khi trao cho Bình Nhưỡng những trừng phạt mới vào thời điểm chế độ này đang có xu hướng quay lại với các cuộc đàm phán sáu bên về hồ sơ hạt nhân mà họ từng chấm dứt vào tháng 4/2009. Trước tiên, ông Kim Jong-il yêu cầu dỡ bỏ lệnh trừng phạt được Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 6-đã giáng mạnh một đòn vào hoạt động buôn lậu vũ khí của Bắc Triều Tiên. Hôm thứ tư (3/2), Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đang ở thăm Séoul đã tái khẳng định yêu cầu của Bình Nhưỡng là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, với việc không quan tâm đến phe diều hâu tại Quốc hội, ông Obama đã cứu vớt chế độ độc tài khi chỉ rõ rằng quan hệ ngoại giao song phương sẽ được cải thiện nếu có tiến bộ trong vấn đề hạt nhân. Washington muốn tin rằng chiến lược bao vây bằng các lệnh trừng phạt đang phải trả giá và việc nền kinh tế của chế độ Bình Nhưỡng suy kiệt sẽ kéo nước này quay trở lại bàn đàm phán.
“Trái tim tôi bị vỡ”
Ông Park Sun-song thuộc Đại học Dongguk, Séoul đánh giá: Hy vọng được củng cố thêm do xuất hiện những dấu hiệu tranh chấp khó dự báo tại Bắc Triều Tiên kể từ cuộc cải cách tiền tệ diễn ra ngày 30/11/2009. Hoạt động này nhằm lấp đầy ngân khố Nhà nước bằng cách cưỡng đoạt các doanh nghiệp nhỏ giàu nên nhờ làm ăn với Trung Quốc, tuy nhiên những doanh nghiệp này “đã quay lại chống chế độ”. Theo mạng DailyNK, có các nguồn cung cấp tin xâm nhập vào bên trong lãnh thổ Bắc Triều Tiên cho biết sắp xảy ra các hành động bạo lực chống lại chính quyền. Dấu hiệu lo ngại đầu tiên xuất hiện ở cấp Nhà nước khi một quan chức đi đầu trong cải cách đã bị cách chức. Chủ tịch Kim Jong-il đã phải thừa nhận người dân của “thiên đường xã hội chủ nghĩa” đang không có cái ăn. Ông đã tuyên bố: “Trái tim tôi bị vỡ” và hứa hẹn từ nay sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc cung cấp lúa gạo.
Theo báo LEFIGARO.fr (Bài dịch)