Thứ Sáu, 22/11/2024
Diễn đàn
Thứ Tư, 3/4/2019 14:10'(GMT+7)

Chung sức để giảm tai nạn do bom, mìn

Lực lượng xử lý bom, mìn của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô xử lý quả bom sót lại sau chiến tranh tại Dự án Khu công nghiệp Thăng Long II, trên địa bàn xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: qdnd.vn)

Lực lượng xử lý bom, mìn của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô xử lý quả bom sót lại sau chiến tranh tại Dự án Khu công nghiệp Thăng Long II, trên địa bàn xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: qdnd.vn)

Thế nhưng trong thực tế, sau các cuộc chiến tranh trên thế giới, bao giờ cũng có một lượng lớn bom, mìn còn sót lại, nằm rải rác trên một diện tích rộng.

Chẳng hạn ở nước ta, chiến tranh đã chấm dứt tới mấy chục năm, thế nhưng theo ước tính của cơ quan chức năng, hiện nay trên đất nước ta vẫn còn tồn sót gần 800.000 tấn bom, mìn. Lượng bom, mìn này nằm rải rác trên cả 63 tỉnh, thành phố, với khoảng 6,1 triệu héc-ta đất, mặt nước bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ (tương đương gần 19% diện tích lãnh thổ).

Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm nước ta có hàng nghìn người bị tai nạn, thương tích do bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh, gây ra hệ lụy đối với chính sách, kế hoạch an sinh xã hội của Nhà nước. Diện tích đất bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Khắc phục hậu quả do bom, mìn, vật nổ tồn sót sau chiến tranh gây ra là quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước ta trong suốt nhiều năm qua. Mỗi năm, bình quân Nhà nước đã chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho việc rà phá, khắc phục hậu quả do bom, mìn, vật nổ gây ra.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, với tốc độ rà phá như hiện nay thì Việt Nam phải cần tới hàng trăm năm mới có thể làm sạch diện tích đất bị ô nhiễm và phải cần nguồn kinh phí tới hàng chục tỷ USD. Đó là khối lượng công việc và một khoản kinh phí rất lớn so với điều kiện kinh tế của đất nước ta hiện nay.

Việc làm sạch bom, mìn, vật nổ tồn sót sau chiến tranh, hạn chế tối đa hậu quả do chúng gây ra là mong ước chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Vì thế, để thực hiện được công việc này, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, tầng lớp nhân dân.

Trước hết, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn dân về hiểm họa và hậu quả nặng nề do bom, mìn, vật nổ tồn sót sau chiến tranh gây ra. Từ đó người dân sẽ có hành vi đúng đắn khi phát hiện ra bom, mìn, vật nổ, hạn chế tối đa những hành động tùy tiện khi tiếp xúc với bom, mìn, vật nổ. Đồng thời tổ chức giáo dục trực quan sâu kỹ cho thế hệ trẻ về cách nhận biết các loại bom, mìn, vật nổ, nhất là học sinh, sinh viên trong các nhà trường trên những địa bàn ô nhiễm nặng, nhằm ngăn ngừa từ xa hậu quả đáng tiếc xảy đến với các em.

Cần phải tiếp tục đầu tư nguồn lực theo phương thức kết hợp trên dưới cùng làm, Trung ương, địa phương và doanh nghiệp cùng lo để đẩy nhanh tiến độ rà phá, làm sạch bom, mìn, nhất là tại các khu dân cư, khu đô thị, khu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, trong đó cần coi trọng việc hỗ trợ sinh kế đối với các nạn nhân do bom, mìn, vật nổ tồn sót sau chiến tranh gây ra theo hướng bền vững. Một mặt không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, huy động các tổ chức, cộng đồng quốc tế cùng vào cuộc để vừa khắc phục hậu quả, vừa làm sạch lượng bom, mìn, vật nổ đang tồn dư trên lãnh thổ nước ta.

Cuối cùng là cần phải lên án mạnh mẽ hành vi sử dụng bom, mìn, vật nổ bừa bãi trong các cuộc chiến tranh, nguyên do căn bản gây ra tình trạng ô nhiễm bom, mìn, vật nổ trên toàn thế giới./.

Trần Tuấn (qdnd.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất