Chủ Nhật, 6/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 5/4/2011 11:25'(GMT+7)

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011 -2015 của Bộ Công Thương.

Tiết kiệm triệt để trong các công trình XDCB, các dự án. Ảnh: PV

Tiết kiệm triệt để trong các công trình XDCB, các dự án. Ảnh: PV

 Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ - CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chương trình hành động của Chính phủ về THTK,CLP, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ từ nay đến 2015.

Chương trình hành động thực hành tiết kiệm của Bộ Công Thương nêu rõ mục tiêu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nhân lực trong hoạt động SXKD, XDCB và sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường ý thức trách nhiệm về THTK,CLP của CBCNV các Tập đoàn, TCT, Công ty và các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN), CBCC trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và trong đời sống. Các đơn vị dựa trên tinh thần NQ của Bộ và xây dựng Chương trình của DN, đơn vị mình để thực hiện trong 5 năm tới.

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, của Bộ để triển khai; hoàn thiện các định mức chi tiêu và trang bị tài sản tại các đơn vị, XD các biện pháp THTK,CLP trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn và tài sản nhà nước trong SXKD... của mỗi đơn vị. Các đơn vị, doanh nghiệp cần coi tiết kiệm là một trong những giải pháp quan trọng để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đưa THTK,CLP thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp từ Bộ, Tập đoàn, TCT đến các DN, đơn vị.

Lãnh đạo Bộ CT đã nhấn mạnh đến những nội dung chính trong Chương trình hành động của Bộ mà các TĐ, TCT, CT, đơn vị HCSN cần triển khai thực hiện:

1 - Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến Luật THTK,CLP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, các Tập đoàn, TCT, Công ty, các đơn vị HCSN thuộc Bộ duy trì thường xuyên việc học tập Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến mọi CBCNV, lao động, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, nâng cao nhận thức để có những hành động, việc làm cụ thể, tạo bước chuyển thực sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính và THTK,CLP.

2 - Hoàn thiện hệ thống chế độ định mức, tiêu chuẩn, làm cơ sở THTK,CLP trong các Tập đoàn, TCT, Công ty và các đơn vị HCSN. Các đơn vị tập trung kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác THTK,CP; xây dựng định mức, tiêu chuẩn để căn cứ xác định chất lượng, hiệu quả công tác THTK,CLP trong cơ quan, doanh nghiệp mình.. Trong giai đoạn 5 năm tới, cơ quan chức năng về tài chính cần hướng dẫn chi tiết, hoàn thiện các biểu mẫu đồng bộ về việc thực hiện THTK,CLP ở các TĐ, TCT, DN và các đơn vị HCSN.

3- Thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về THTK,CLP.

Theo đó, các TĐ, TCT, DN và các đơn vị HCSN chủ động XD kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị cấp dưới trực thuộc, chỉ đạo các cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra và báo cáo tổng hợp theo quy định về công tác THTK,CLP. Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị phải khẩn trương khắc phục xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. CBCNV vi phạm các quy định về THTK,CLP, phải xác định trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị đơn vị đó; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, vượt thẩm quyền cần khẩn trương báo cấp trên hoặc cơ quan chức năng theo quy định xử lý theo pháp luật. Nếu cá nhân, tập thể có thành tích, sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước.

4 - Thực hiện công tác THTK,CLP trong các lĩnh vực cụ thể:

* Đối với SXKD ở các DN: Tiếp tục rà soát, XD các định mức KTKT về tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu, định mức lao động, tiền lương, khai thác, sử dụng máy móc...giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh về giá của sản phẩm trên thị trường trong nước và khu vực. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sắp xếp tổ chức quản lý, khai thác triệt để CS máy móc, thiết bị tạo hiệu quả cao về chất của sản phẩm. Rà soát kế hoạch quản trị DN, cung ứng mua sắm vật tư, nguyên nhiên liệu qua đấu thầu bảo đảm giá cạnh tranh; Xây dựng Quy chế tài chính nội bộ; Tiết kiệm trong chi tiêu công trong tổ chức hội thảo, hội nghị và khảo sát ở nước ngoài với tinh thần triệt để tiết kiệm...Tiết kiệm trong mua bán, sử dụng trang thiết bị làm việc, thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về mua hàng sản xuất trong nước, theo quy chế đấu thầu; tiết kiệm chi phí quản lý và chi phí chung.

Trong quá trình lập và xây dựng dự án phải tính toán hiệu quả về thị trường, nguồn vốn, cân đối tài chính và khả năng trả nợ được mới đâù tư. Tăng cường tự kiểm tra, giám sát nội bộ về các lĩnh vực huy động và sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh, sử dụng lao động, trả lương, chấp hành pháp luật, quy chế DN. Thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DN theo đúng chế độ; khi CPH doanh nghiệp phải đấu giá công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng khép kín nội bộ…

* Đối với các đơn vị HCSN, Bộ nhấn mạnh việc tiết kiệm, chống lãng phí phải thể hiện trên các nội dung: tăng cường giảm chi công, tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán tài chính; thực hành tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên, vật liệu( xăng dầu, điện, nước…); tiết giảm chi phí hội nghị, hội thảo, sơ tổng kết, các đoàn đi công tác trong nước và nước ngoài. Rà soát kiểm tra việc đầu tư XD và sửa chữa trụ sở làm việc theo đúng quy định nhà nước, không phô trương hình thức

* Đối với cơ quan Bộ CT: Trong lĩnh vực giao dự toán: Nghiên cứu sửa đổi định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu ngân sách; giao khoán chi phí về văn phòng phẩm, điện thoại, dụng cụ hoạt động công vụ cho phù hợp các đối tượng sử dụng; đặc biệt trong mua sắm, điều chuyển, thanh lý xe ô tô, sử dụng điện thoại, chi tiếp khách…

Trong quản lý doanh nghiệp: Tăng cường kiểm tra giám sát đầu tư theo đúng thẩm quyền và quy hoạch ngành, vùng đã được Thủ tướng phê duyệt, rà soát việc phát huy hiệu quả ở các dự án đã đầ tư triển khai xong; giám sát đầu tư trong XDCB, đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị; khuyến khích sử dụng thiết bị trong nước thay thế hàng nhập ngoại đối với những dự án đầu tư; Tăng cường định hướng công tác đầu tư đối với ngành kinh tế kỹ thuật, nhằm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Đẩy mạnh việc phân cấp trong XDCB cho các TCT, CT thuộc Bộ để nâng cao trách nhiệm chủ đầu tư.

Trong quản lý, sử dụng cán bộ công chức và thời gian: văn bản quy định việc sửa đổi, bổ sung các quy định, kiến nghị với cấp có thẩm quyền ban hành bổ sung các quy định bảo đảm phù hợp với công tác THTK,CLP và thực hiện công khai để các tổ chức, CBCNV giám sát, đánh giá công tác triển khai thực hiện. Thành lập tổ công tác kiêm nhiệm để thực hiệm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

Chương trình hành động của Bộ Công Thương về THTK,CLP cũng quy định về thời gian, chế độ, nội dung báo cáo định kỳ hàng quý, năm của các TĐ, TCT, Công ty, các đơn vị HCSN về THTK,CLP lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.

Thu Hiền

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất