Thứ Tư, 27/11/2024
Cuộc sống số
Chủ Nhật, 9/10/2011 16:58'(GMT+7)

CNTT Hà Nội đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Đặng Vũ Tuấn phát biểu tại Hội thảo sáng nay, 8/10/2011

Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Đặng Vũ Tuấn phát biểu tại Hội thảo sáng nay, 8/10/2011

Tại Hội thảo “CNTT và tương lai phát triển Hà Nội” do Cục Xúc tiến thương mại Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức sáng nay, 8/10/2011, ông Đặng Vũ Tuấn đã công bố những nội dung của Chương trình Phát triển Công nghiệp CNTT của Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển là xây dựng Hà Nội thành trung tâm công nghiệp CNTT của cả nước, từng bước trở thành trung tâm mạnh về công nghiệp phần mềm, nội dung số và công nghiệp phần cứng trong khu vực; Dẫn đầu cả nước về nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn lực CNTT; Xây dựng và phát triển được nhiều doanh nghiệp CNTT mạnh, có quy trình sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Dự kiến đến năm 2015, tổng doanh thu từ hoạt động công nghiệp CNTT đạt 5 tỷ USD; quy hoạch và xây dựng ít nhất 5 khu công nghiệp phần mềm - nội dung số và 2 khu công nghiệp phần cứng; các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn đào tạo 60.000 nhân lực CNTT phục vụ phát triển công nghiệp CNTT

Riêng với ngành công nghiệp nội số, mục tiêu đặt ra đến năm 2015 là tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%/năm; tổng doanh thu 900 triệu USD/năm; hỗ trợ hình thành một số doanh nghiệp quy mô lớn (trên 300 người) có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

Với ngành công nghiệp phần mềm, tốc độ tăng trưởng cũng đạt khoảng 30%/năm nhưng tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt 1,1 tỷ USD/năm (giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 30%); hỗ trợ hình thành một số doanh nghiệp quy mô lớn (hơn 500 người) có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế, phấn đấu có 5 doanh gnhiệp đạt chứng chỉ CMMi mức 5, có 10 doanh nghiệp đạt CMMi mức thấp hơn, và 50 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO.

Còn ngành công nghiệp phần cứng phấn đấu đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD (80% dành cho xuất khẩu).

Để hiện thực hóa mục tiêu kể trên, Hà Nội sẽ triển khai hàng loạt giải pháp, cơ chế chính sách, trong đó đáng lưu ý là xây dựng phát triển các khu công nghiệp CNTT tập trung và thu hút đầu tư; ưu tiên dành quỹ đất trong các khu công nghiệp CNTT tập trung để xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo CNTT; công khai minh bạch các dự án CNTT của Nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm trong việc tiếp cận các thông tin về dự án và thị trường ứng dụng CNTT; tăng cường phát triển hạ tầng thông tin cho công nghiệp CNTT, phát triển các mạng viễn thông băng rộng, hỗ trợ giá cước và đường truyền cho các doanh nghiệp CNTT…

Đã có 6 đề án, dự án CNTT được UBND Thành phố Hà Nội đưa vào danh sách dự án trọng điểm, gồm: Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm của Thành phố; Các dự án đầu tư triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp CNTT tập trung khác; Dự án điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá số liệu thống kê về hoạt động công nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội và xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp CNTT của Thành phố; Dự án hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các tổ chức, doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội; Dự án xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm và nội dung số; Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội.

Để có đủ nguồn vốn cho các dự án, đề án CNTT, Thành phố Hà Nội chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và của Việt kiều./.

Xuân Bách - ICTnews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất