Thứ Tư, 25/12/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 9/4/2009 22:14'(GMT+7)

Con đường cổ phần hóa sẽ thay đổi

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán suy giảm mạnh là nguyên nhân gây chậm trễ cho chương trình CPH năm qua?

Tôi không quan tâm đến chuyện chậm hay không chậm trong CPH, đặc biệt là việc bán tài sản Nhà nước. Vì nếu chúng ta chỉ để ý đến tiến độ thì sẽ tạo ra một áp lực và sẽ phải đánh đổi giữa thời gian và hiệu quả, mà mục tiêu cần đạt phải là hiệu quả. Hiệu quả tùy vào thước đo của mình, có thể đó là việc đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển ổn định, phát triển công nghệ, thị trường, mở mang lao động…

Tôi vẫn phản đối việc đặt ra thời hạn năm này phải bán được từng này doanh nghiệp, cái đó dẫn tới việc lạm dụng hoặc người thực hiện bị thúc ép. Tôi cho rằng kế hoạch và trọng tâm của Nhà nước trong việc sắp xếp lại DNNN là thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước chứ không phải là CPH. CPH là cái đương nhiên phải làm vì không làm thế doanh nghiệp không phát triển được.

Cổ phần hóa không nên chịu áp lực bởi bất cứ điều gì, cả về thời gian, mà chỉ nên chịu áp lực bởi cá nhân Nhà nước với tư cách chủ sở hữu. Theo tôi, CPH nếu chưa xác định mục tiêu tổng thể thì đừng vội cổ phần hóa. Tôi coi CPH là phương tiện, chứ không phải mục tiêu.

Có nhiều cách để tái cơ cấu DNNN nhưng phải đặt trong điều kiện cụ thể. Nếu CPH để chuyển độc quyền mà không tạo ra một môi trường cạnh tranh thì CPH chỉ chuyển từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền tư nhân. Khi đó, CPH còn tai hại hơn nhiều so với không làm gì.

Nếu CPH với mục tiêu chỉ là huy động vốn chứ không phải thay đổi cơ cấu doanh nghiệp thì CPH chưa chắc đã phù hợp với lợi ích Nhà nước. Bán vốn Nhà nước để cho một số cổ đông quá nhỏ tham gia vào DNNN quá lớn cũng không thay đổi được gì. Còn nếu bán một lượng lớn vốn trong doanh nghiệp khi chưa xác định rõ ràng mục tiêu thì chỉ chuyển tài sản Nhà nước sang tay tư nhân.

Muốn đạt mục tiêu CPH là huy động thêm vốn và thực hiện chiến lược phát triển mới, thì bản thân chủ sở hữu Nhà nước phải xây dựng được chiến lược cho doanh nghiệp và sau đó CPH mới là công cụ huy động vốn. Muốn làm việc đó thì vai trò của chủ sở hữu phải đích thực là chủ sở hữu.

Theo ông, đã có DNNN nào được CPH hay cải tổ đạt được những yêu cầu như trên?

Chưa có.

Vậy, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có thể làm được chức năng

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: “CPH là phương tiện, chứ không phải mục tiêu. Có nhiều cách để tái cơ cấu DNNN nhưng phải đặt trong điều kiện cụ thể.

Nếu CPH để chuyển độc quyền mà không tạo ra một môi trường cạnh tranh thì CPH chỉ chuyển từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền tư nhân”.

của cơ quan chủ sở hữu Nhà nước hay không?

SCIC không thể làm được điều đó bởi họ cũng là đơn vị kinh doanh và “bi kịch” ở chỗ họ không đủ lớn để đứng trên những doanh nghiệp khác. SCIC giống như một đơn vị kinh doanh bình thường, kinh doanh vốn của Nhà nước và có thể thiết lập mô hình như một quỹ đầu tư nhà nước chuyên kinh doanh trên thị trường vốn.

Đã là đầu tư tài chính thì SCIC phải làm, còn những doanh nghiệp khác đừng nhảy sang thị trường vốn. Tôi thiên về phương án thành lập một cơ quan ngang bộ, có quyền hành thâu tóm quyền chủ sở hữu của tất cả các DNNN.

Tại sao phải có một bộ mới, trong khi có thể dùng luật pháp làm “cơ quan chủ quản” của mọi doanh nghiệp?

Luật pháp là một chuyện còn quyền năng của chủ sở hữu lại là chuyện khác. Tôi có cái nhà này thì quyền sở hữu phải là của tôi, giống như cổ đông là chủ sở hữu trong công ty cổ phần. Cổ đông vận hành doanh nghiệp trước hết theo quy định của pháp luật và pháp luật vẫn bảo vệ cổ đông, nhưng vấn đề là cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu của họ phải trong phạm vi luật pháp quy định. Luật pháp sẽ điều khiển hành vi.

Theo tôi việc giám sát trực tiếp mọi DNNN lớn đầu tiên phải là chủ sở hữu, chủ sở hữu phải thực hiện hiệu quả quyền của mình. Nếu ông chủ sở hữu mà  không bảo vệ được lợi ích của mình hoặc lạm dụng quyền chủ sở hữu đó gây hại cho người khác thì công ty thiếu đi yếu tố căn bản đầu tiên, quyết định hiệu lực của quản trị.

Một trong những yêu cầu của quản trị công ty là ông chủ sở hữu phải công khai chính sách sử dụng vốn của công ty, công khai việc tôi sẽ sử dụng tiền thế nào, mục đích gì, trong trường hợp nào sẽ thoái hay tăng vốn, vì mục đích gì. Bên cạnh đó cần cải tổ năng lực thực hiện. Ta thiếu và rất thiếu điều này.

Ai sẽ là thuyền trưởng đảm nhiệm việc này?

Nhà nước phải là đầu mối thực hiện quyền chủ sở hữu với DNNN một cách tập trung và thống nhất.

Chỉ e rằng “một cơ quan ngang bộ thâu tóm quyền chủ sở hữu của tất cả các DNNN” sẽ thành siêu bộ mà không ai có  thể đụng đến?

Nhà nước với tư cách chủ sở hữu thì có quyền đụng đến tất cả, nếu không thì có nghĩa Nhà nước đã không thực hiện đúng, đủ và hiệu quả quyền của mình.

Trong xã hội này mọi thiết chế có quyền lực đều phải có cơ chế giám sát quyền lực. Mình đã giao cho họ đầy đủ quyền thì dù quyền rất nhỏ như trưởng thôn cũng phải có cơ chế giám sát. Đã xây dựng thiết chế thì đừng sợ giao cho ai quyền lực, chỉ cần giao đủ và đúng quyền, và phải có cơ chế giám sát đủ mạnh để cân bằng.

Thưa ông, nhưng CPH  đang là một phương tiện để xóa bỏ sự độc quyền trên thị trường kinh doanh?
Nhà nước dù vẫn giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) song sẽ đến lúc phải thiết lập một định chế chuyên trách làm nhiệm vụ chủ sở hữu các DNNN, công khai các chiến lược đối với DNNN và cổ phần hóa (CPH) sẽ là một công cụ trong đó.

Để có thị trường cạnh tranh, không chỉ cần CPH mà phải mở đường cho người ta vào, Nhà nước phải quản lý sao cho doanh nghiệp này không bị hạn chế bởi những doanh nghiệp  khác. Con đường CPH tôi nghĩ sẽ thay đổi.

Chúng ta đã thay đổi từ CPH khép kín sang mở ra theo cơ chế thị trường và quan niệm về CPH cũng đã thay đổi lớn nhưng tôi vẫn muốn hai thứ nữa là củng cố quyền chủ sở hữu Nhà nước và thực thi quyền đó một cách rõ ràng, rành mạch.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất