Thứ Sáu, 22/11/2024
Khoa học
Thứ Ba, 12/6/2018 10:1'(GMT+7)

Công bố tỷ lệ phần mềm không bản quyền máy tính cá nhân ở Việt Nam

Đại diện BSA khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết việc giảm 4% thể hiện nỗ lực không nhỏ của Việt Nam trong thời gian qua trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. (Ảnh: Vietnam+)

So với nghiên cứu của BSA được công bố năm 2016, tỷ lệ này đã giảm 4%. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức... tại Việt Nam trong việc thúc đẩy thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Theo BSA, tỷ lệ này chịu ảnh hưởng một phần bởi các xu hướng lớn đang diễn ra ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ máy vi tính PC tuy giảm mạnh nhưng lượng cài đặt phần mềm tiêu dùng lại tăng.

Việc tỉ lệ phần mềm không phép giảm chủ yếu là kết quả của việc Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, thực thi Luật Sở hữu trí tuệ, tuyên truyền... Số lượng cơ sở bán lẻ máy PC quy mô nhỏ đã giảm trong khi các nguồn cung cấp phần mềm đáng tin cậy hơn tăng. Các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền khiến một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp, ít nhất là các phần mềm an ninh.

Điều tra của BSA xác định số lượng và giá trị của các phần mềm không bản quyền được cái đặt trên máy vi tính cá nhân ở hơn 110 nước và khu vực, thu thập gần 23.000 phiếu trả lời của người tiêu dùng, người lao động và các CIO (Giám đốc công nghệ thông tin).

Thực tế cho thấy, việc dùng phần mềm không bản quyền sẽ gây ra các rủi ro về an ninh mạng. Theo đại diện Cục An toàn thông tin, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lây nhiễm mã độc tại Việt Nam là tỷ lệ phần mềm bản quyền nói chung, phần mềm diệt virus có bản quyền nói riêng còn thấp.

Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phòng chống mã độc của Bkav, có tới 40% số máy tính tại Việt Nam có lỗ hổng SMB (lỗ hổng hacker thường khai thác tấn công), nhiều máy tính không được cập nhật bản vá… /.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất