Thứ Hai, 23/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Tư, 7/11/2012 9:19'(GMT+7)

Cộng đồng các nhà khoa học mong chờ Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)

Theo Thứ trưởng Trần Việt Thanh, việc Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhất trí thông qua Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là sự kiện mà cộng đồng các nhà khoa học của Việt Nam đang rất mong chờ.

Từ khi Nghị quyết Trung ương 2 về Khoa học và công nghệ và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ nay dến năm 2020 ra đời cho đến nay, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng và phát triển tiềm lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống, đưa nước ta từ một nước kém phát triển gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Những thành tựu to lớn mà đất nước ta đạt được có đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ. Có thể khẳng định, từ khi ra đời đến nay, các quan điểm và định hướng lớn về khoa học và công nghệ của Nghị quyết Trung ương 2 vẫn đang được triển khai và vẫn còn nguyên giá trị.

Tuy nhiên, đất nước đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Theo mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra thì Việt Nam chỉ còn 8 năm để đạt mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và xác định phát triển khoa học công nghệ là một trong những giải pháp đột phá. Để thực hiện mục tiêu này, cộng đồng các nhà khoa học đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên cũng còn rất nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình thực hiện, để khoa học thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Những vấn đề đó, Nghị quyết Trung ương 6 đã đề cập đến rất rõ ràng và có rất nhiều điểm đột phá đối với khoa học và công nghệ.

So với Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 6 có rất nhiều điểm mới. Đó là đã chỉ ra được những hạn chế hiện nay của khoa học công nghệ, đặc biệt là những vấn đề đang cản trở sự phát triển của khoa học công nghệ như cơ chế tài chính, trọng dụng nhân tài, công tác quản lý nhà nước… Điểm mấu chốt là Nghị quyết Trung ương 6 với một hệ quan điểm, tư duy mới sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn trong cơ chế tài chính, để cơ chế tài chính thực sự phục vụ cho phát triển khoa học công nghệ; để thu hút, trọng dụng được các nhà khoa học, nhân tài để họ đóng góp cho khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn. Tôi nghĩ, việc cho họ cơ chế thông thoáng hơn, điều kiện làm việc tốt hơn sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để các nhà khoa học phát huy khả năng và công hiến cho sự nghiệp chung.

Để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, ngay từ khi chuẩn bị dự thảo Luật Khoa học công nghệ (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội khóa XIII xem xét cho ý kiến trong kỳ họp thứ 4 này. Tinh thần của dự thảo Luật đã bám sát tinh thần của của Nghị quyết Trung ương 6 (bởi đây cũng là thời điểm đang chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Trung ương 6). Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 6, Chính phủ sẽ cụ thể hóa các chủ trương của Đảng thông qua luật định, các văn bản của Chính phủ. Những vấn đề của Luật sẽ dựa trên những định hướng của Nghị quyết Trung ương 6…

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Đây là công việc lâu dài, không chỉ trong một vài năm nên Bộ đã xác định còn rất nhiều việc phải làm, Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất