Thứ Sáu, 1/11/2024
Xã hội
Thứ Ba, 18/7/2017 21:28'(GMT+7)

Công nhận liệt sỹ 94 người hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp

Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Đây là thông tin được đưa ra tại lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 18/7 tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi trao ​Bằng Tổ quốc ghi công, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ, động viên với các thân nhân của các liệt sỹ được đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công sau bao khắc khoải chờ mong. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng biểu dương sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, sáng tạo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan, địa phương trong công tác xác nhận, giải quyết hồ sơ tồn đọng sau chiến tranh để đảm bảo những người có công với nước đều được hưởng chính sách của Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Điều trăn trở nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay là vẫn còn một số lượng không ít những người có công còn chưa được xem xét công nhận do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và biết sự việc hiện cũng không còn.”

“Hiện nay, cả nước còn khoảng trên 30.000 trường hợp kê khai nhưng chưa được xác nhận người có công, trong đó có 5.900 trường hợp chưa được xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Để xem xét xác nhận đối với những trường hợp này là rất khó khăn, phúc tạp, cẩn phải hết sức thận trọng và nêu cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh, xác hội,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý.

Tính đến ngày 30/6, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi trên 42.000 bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận trên 2.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xác nhận và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với 498 liệt sỹ.

Đối với việc giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, để có được kết quả như trên là sự cố gắng, tập trung rất lớn của toàn thể các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò rất quan trọng của các tổ chức chính quyền địa phương cơ sở, các chứng nhân lịch sử, các bậc lão thành cách mạng.

“Những người đồng chí, đồng đội của người có công với cách mạng đã hết sức nỗ lực trong việc tìm kiếm, chắt lọc những chứng cứ dù là nhỏ nhất, những thông tin ít ỏi nhưng vô cùng quý báu để từ đó hình thành lên những cơ sở nhất định trong việc họp, bàn để xem xét, xác nhận đối tượng người có công với cách mạng,” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đến hết năm 2017 giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh tồn đọng ở cấp tỉnh và lực lượng quân đội, công an. Trước mắt tập trung cao độ cho xét duyệt đợt dịp  2/9 và 22/12/2017. Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành căn bản việc giải quyết tồn đọng sau chiến tranh./.

Hồng Kiều/VietNam+

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất