Thứ Sáu, 27/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Ba, 4/1/2011 8:22'(GMT+7)

Cốt lõi phát triển CNTT Việt chính là phát triển nhân lực

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực, cốt lõi phát triển CNTT Việt chính là phát triển nhân lực

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực, cốt lõi phát triển CNTT Việt chính là phát triển nhân lực

Đánh giá của ông về sự phát triển của CNTT và truyền thông Việt Nam trong năm 2010 vừa qua?

Tôi cho rằng sự kiện nổi bật trong năm vừa qua là trong đà phát triển nhanh của CNTT nước nhà đã bộc lộ sự phát triển nhanh nhưng không bền vững. Ví dụ những mặt tiêu cực của Internet như Game online dù cơ quan nhà nước đã có nhiều nỗ lực tìm các biện pháp quản lý hiệu quả nhất.

Vấn đề An toàn an ninh mạng cũng có những bộc lộ cần nhìn nhận lại. Hay kênh đầu tư của tatốt nhưng kém bền vững chưa hiệu quả. Các doanh nghiệp của chúng ta thấy thị trường Việt Nam tốt nhưng vẫn đi ra thị trường bắt đầu ra thị trường nước ngoài.

Thiết bị viễn thông Việt Nam nhập nhiều quá. Tôi nghĩ rằng tư duy quản lý cần điều chỉnh, và cả đầu tư của doanh nghiệp để ta phát triển mạnh và bền vững hơn.

Vậy theo ông, những biện pháp nào mà cơ quan quản lý nên áp dụng để hạn chế được những hệ lụy không mong muốn mà công nghệ mang lại, chẳng hạn như vấn đề Game online hay việc quản các đại lý Internet hiện nay?

Chúng ta cần quản lý mặt trái của Internet. Vì nó là côngcụ là môi trường sống. Cái dở nhất của nó là tội phạm đến khủng bố…nên luôn phải có 3 giải pháp: Kỹ thuật về cắt địa chỉ đến máy chủ quốc gia vào giờ cụ thể. Bố mẹ quản lý giờ giấc chơi của con.

Giải pháp thứ 2 là biện pháp hành chính mấy giờ phải dừng. Tuy nhiên, theo tôi, giải phápquan trọng nhất là giáo dục, hướng dẫn. Với địa phương thì trước những bức xúc của nhân dân thì đơn vị của địa phương có thể có những giải pháp tại địa phương.

Những giải pháp về đóng cửa thì chỉ là giải pháp tình thế, tùy nước, tùy thời điểm mà có giải pháp linh hoạt. Như vậy, đứng về Nhà nước thì phải thể hiện ý chí nhà nước, hoặc dùng biện pháp hành chính sẽ dần thay đổi.

Nhưng cũng đừng kỳ vọng sẽ triệt tiêu. Khi có internet, chúng tôi đã nói rõ bên cạnh những ưu điểm, nó cũng có những mặt hạn chế. Và không có gì là tuyệt đối. Tôi ủng hộ chủ trương đó, nhưng chỉ là tương đối và thay đổi linh hoạt.

Ảnh minh họa

TS. Mai Liêm Trực

Từ những kết quả của năm CNTT và truyền thông Việt Nam năm 2010, theo ông, đâu sẽ là những thách thức lớn nhất mà ngành CNTT-TT sẽ phải đối mặt trong năm 2011?

Phần mềm Việt Nam gần đây phát triển tốt. Những giá trị dịch vụ phần mềm và nội dung số với mức tăng trưởng 40%. Như vậy, Việt Nam rất có tiềm năng về công nghệ phần mềm. Đây là công nghệ của trí tuệ. Muốn công nghệ trí tuệ thì phải có con người.

Cùng với đó, còn có những hạn chế về tâm lý người sử dụng khi mua những sản phẩm có giá trị mà không dám mua phần mềm nào không có thương hiệu. Ví dụ ngân hàng Nhà nước có nguồn tiền lớn cho phần mềm nhưng không dám dùng phần mềm Việt Nam.

Hiện, chúng ta không chỉ có mỗi phần mềm diệt virus tốt mà chúng ta còn có phần mềm của MISA được nhiều giải thưởng. Như vậy, chúng ta có nhiều tiềm năng phải phát huy nhưng cần có thời gian để đào tạo cho chất lượng nguồn nhân lực đi lên để đến năm 2020 chúng ta có nhân lực CNTT lên đến một triệu người.

Tôi cũng rất hồi hộp về khả năng mà trong 5 – 7 năm tới Việt Nam có thể chiếm khoảng 20 - 25% thị phần về các thiết bị sản xuất CNTT và truyền thông của Việt Nam. Theo tôi nếu không có chính sách hỗ trợ, nếu không có những nỗ lực thì cuộc cạnh tranh này về thiết bị giữa các doanh nghiệp Việt với quốc tế sẽ rất khó khăn.

Xin cảm ơn ông!

Hiền Mai - VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất