Theo Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Marino Murillo, năm 2016 được coi là năm cốt lõi để Cuba tăng tăng hiệu quả trong chi
tiêu công, đồng thời tìm cách hưởng lợi từ xu hướng giá cả toàn cầu đang
ở mức thấp. Ông nhấn mạnh Cuba cần hạn chế nhập khẩu và thực hiện tiết
kiệm năng lượng, qua đó đảm bảo ngân sách.
Theo Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Marino Murillo, nền kinh tế Cuba
có khả năng tăng trưởng chậm lại trong năm 2016, đạt khoảng 2%, giảm so
với mức 4% của năm trước đó.
Dự báo này được Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Marino Murillo đưa ra trong bài phát biểu mới đây trước Quốc hội.
Theo báo cáo kinh tế của ông Murillo, hầu hết các lĩnh vực sản xuất của
nước này đều tăng trưởng trong năm 2015, trong đó có ngành công nghiệp
đường tăng 16,9%, ngành xây dựng 11,9% và chế tạo 9,9%. Tuy nhiên, bất
chấp kết quả đáng khích lệ trên, ông Murillo cho rằng kinh tế Cuba vào
năm 2016 có thể suy giảm.
Theo Bộ trưởng Marino Murillo, năm 2016 được coi là năm cốt lõi để Cuba tăng hiệu quả trong chi tiêu công, đồng thời tìm cách hưởng lợi từ
xu hướng giá cả toàn cầu đang ở mức thấp. Ông nhấn mạnh Cuba cần hạn chế
nhập khẩu và thực hiện tiết kiệm năng lượng, qua đó đảm bảo ngân sách.
Ông Murillo cho biết thêm đầu tư công năm 2016 sẽ lên đến 7,8 tỷ USD,
tập trung vào các lĩnh vực du lịch, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt và
nông nghiệp.
Du lịch được coi là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của Cuba, khép lại năm 2015 với số du khách nước ngoài đến đảo quốc này
đạt mức cao kỷ lục, là 3,5 triệu lượt người. Bất chấp những thành tựu
này, nền kinh tế Cuba đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,3% từ năm
2011-2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ Cuba đề ra là 7%.
Theo Bộ trưởng Murillo, để tránh lặp lại tránh những kết quả đáng thất
vọng trong dài hạn này, Cuba cần đẩy mạnh sản xuất, tăng nhập khẩu
nguyên liệu thô để sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu thành phẩm.
Bên cạnh đó, đảo quốc Caribe này cũng cần thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng
nguồn thu ngoại tệ trong các lĩnh vực chủ chốt. Tuy nhiên, điều này cũng
đang gặp trở ngại do lệnh bao vây cấm vận thương mại và kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, tình hình kinh tế của Venezuela, nguồn cung cấp dầu mỏ chủ
chốt và tài chính cho Cuba, không mấy sáng sủa, gây tác động không nhỏ
cho La Habana./.
(TTXVN)