(TCTG)- Hãy nghĩ đến những năm 1980. Chúng ta có Jacques Delors-một người Pháp vĩ đại đứng đầu Uỷ ban châu Âu. Đó là một con người giàu ý tưởng, kiên quyết, có tài chính trị và quản lý. Và ngày 16/9 vừa qua, chúng ta đã bầu ông José Manuel Barroso. Có một cuộc khủng hoảng trên thế giới và đây là lần đầu tiên EU không có một câu trả lời tích cực nào.
Ông Joschka Fischer, 61 tuổi, là Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng (của Đảng Xanh) thời chính phủ của Thủ tướng Gerhard Schröder, xuất thân từ một liên minh của đảng do ông thành lập và Đảng Dân chủ xã hội từ năm 1998 đến năm 2005. Là người theo phái cực tả, ông đã lên án chủ nghĩa khủng bố của nhóm Baader những năm 1970 và dẫn Đảng Xanh ủng hộ sự can thiệp quân sự-nhân đạo tại vùng Balkans và Afghanistan. Hiện ông là cố vấn cho nhiều tập đoàn, đặc biệt cho dự án đường ống dẫn khí Nabucco nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga. Luôn là thành viên của Đảng Xanh, ông đã rút khỏi đời sống chính trị song vẫn còn là một nhà quan sát sáng suốt và có kinh nghiệm. Ông Fischer đã có cuộc trao đổi ngắn với báo LEMONDE như sau:
Việc xây dựng châu Âu đang có trục trặc?
Hãy nghĩ đến những năm 1980. Chúng ta có Jacques Delors-một người Pháp vĩ đại đứng đầu Uỷ ban châu Âu. Đó là một con người giàu ý tưởng, kiên quyết, có tài chính trị và quản lý. Và ngày 16/9 vừa qua, chúng ta đã bầu ông José Manuel Barroso. Có một cuộc khủng hoảng trên thế giới và đây là lần đầu tiên EU không có một câu trả lời tích cực nào.
Khi trước, chúng ta đã biết phản ứng trước sự sụp đổ của bức tường Berlin, cũng như cuộc chiến tại Balkans. Quả thực là khó nhưng chúng ta luôn đi trước. Ngày nay, chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ những năm 1930 và châu Âu cần phải làm gì? Không gì cả. Vì thế tôi tin rằng dự án của châu Âu chưa kết thúc. Bởi vì chính chúng ta đã đầu tư vào đó quá nhiều. Tôi không quên cuộc thảo luận điên rồ về đồng ơ rô.
Khi tôi nhắm mắt lại, tôi thấy cố Tổng thống Pháp François Mitterrand ngồi tại cuộc thảo luận được truyền hình trực tiếp. Chúng ta sẽ ở đâu nếu không có đồng ơ rô và Ngân hàng Trung ương châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính này? Không một lời bình luận về đồng ơ rô nào đúng cả. Đó không phải là những công trình nghiên cứu chuyên sâu, điều đó đã được chứng minh, người ta đã thí nghiệm trực tiếp điều đó. Cảm ơn cựu Thủ tướng Helmut Kohl, cố Tổng thống Pháp Mitterrand và những người khác đã đóng góp vào dự án trên! Không, chúng ta đã quá đầu tư để cho cỗ máy châu Âu dừng lại. Nhưng thật bất hạnh, có một thế hệ, cả cánh tả và hữu, không tạo dựng tương lai chính trị của mình dựa trên dự án của châu Âu nữa.
Và cặp Pháp-Đức già cỗi, người ta luôn nói rằng họ đang hoà giải?
Về cơ bản, hai quốc gia của chúng ta đang trên một con đường giống nhau. Cả hai đều gắn với nền kinh tế thị trường, với chủ nghĩa tư bản ở vùng sông Ranh. Nếu nước Pháp là trung tâm hơn chúng tôi, nếu chúng tôi định hướng theo nền kinh tế thị trường hơn, chúng tôi có cùng quan niệm về cách thức mà nền kinh tế và xã hội phải phối kết hợp. Nhưng chúng tôi như những đứa trẻ của cùng một cặp vợ chồng: cùng cha mẹ, cùng nguồn gen, song tính cách rất khác nhau. Quan hệ thường không chắc chắn. Không phải đối với công chúng, bởi có những cái ôm hôn, nhưng nếu chúng ta lợi dụng một chút sẽ có rất nhiều hiểu lầm từ hai phía.
Khi tôi thăm Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề châu Âu Bruno Le Maire, tôi đã hỏi ông: “Thưa ngài, khi ngài ngồi cùng chúng tôi và nói về chúng tôi, ngài phản nàn điều gì nhất?” “Ông đã trả lời là tất cả mọi người nghĩ rằng những người Đức luôn muốn cai trị”. Tôi đã cười phá lên. Đó là cái mà những người Pháp nói ở đây! Điều này sẽ không bao giờ thay đổi.
Những bước lớn đã được thực hiện, Pháp đã gia nhập lại NATO, Đức và Pháp thành lập mặt trận chung chống lại những bước đi chệch hướng khỏi hệ thống tài chính… Đúng với NATO. Đúng, đã có một sự thoả thuận thực sự về việc điều tiết tài chính. Nhưng trong thực hiện? Việc hợp tác công nghiệp không tồn tại. Tại sao không chia sẻ thị trường tàu cao tốc mà trong đó Đức và Pháp là những nước có kỹ thuật cao nhất? Tại sao không xây dựng một thị trường khí đốt chung, trong khi Pháp và Đức là hai nhà cung cấp lớn nhất tại châu Âu? Tại sao không có một chính sách chung về ngành công nghiệp ô tô? Tại sao Pháp và Đức không có khả năng để xuất một ứng cử viên nghiêm túc đứng đầu Uỷ ban châu Âu?
Khi cuộc khủng hoảng tài chính đột ngột trở nên nghiêm trọng, Tổng thống Pháp Sarkozy đã triệu tập các nước thành viên EU có sử dụng đồng ơ rô tại Paris. Đó không phải là một nhóm các nước sử dụng đồng ơ rô độc nhất mà là mời gộp bởi vì Thủ tướng Anh Gordon Brown (nước không sử dụng đồng ơ rô) cũng được mời. Tổng thống Pháp luôn không tinh tế trong cách thức song đây lại là một ý tưởng lớn hiệu quả. Người châu Âu can thiệp và phần còn lại của thế giới theo dõi. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ bỏ ý tưởng sử dụng nhóm các nước sử dụng đồng ơ rô như là một đội quân tiên phong. Bà Merkel sợ rằng điều này đặt nước Đức vào vị trí thiểu số. Chính thức, điều này nhắm vào châu Âu. Nhưng cuộc họp tại Paris đã không chia rẽ mà liên kết châu Âu. Đó còn là một dịp lỡ để có thể củng cố mối quan hệ Pháp-Đức.
20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ và tại châu Âu mở rộng, cặp Pháp-Đức vẫn còn mạnh?
Vẫn còn quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì các thể chế đều yếu, Uỷ ban châu Âu cũng rất yếu, Hiệp ước Lisbon bị hoãn. Trọng tâm của châu Âu chỉ có thể là Paris và Berlin. Chỉ có việc xoay vòng: nước Anh đã quyết định giữ khoảng cách. Nước Italia chỉ là… Italia. Ba Lan tiến nhanh song còn nhiều việc phải làm. Tây Ban Nha đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Nền kinh tế thứ ba thế giới không bày tỏ tham vọng đầu tư một mình vào thị trường quốc tế?
Nếu chúng ta ngừng suy nghĩ trong dàn ý của châu Âu, nếu chúng ta không đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng châu Âu, đó sẽ là một cuộc suy thoái lớn ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Ở cấp độ châu Âu, Pháp và Đức là hai nước lớn. Nhưng ở cấp độ thế giới của thế kỷ 21, chúng ta là hai công ty nhỏ. Thế kỷ 20 đã ở sau lưng chúng ta. Thế giới tập trung vào châu Âu không tồn tại nữa.
Nếu những người Ai len nói “không” với Hiệp ước Lisbonne, châu Âu sẽ phát triển như thế nào?
Vậy thì cần phải quay trở lại khoảng 10 năm theo cách thức của Monnet: thực hiện từng bước một, đề ra các kế hoạch có mục tiêu. Và điều này cần được hoàn thành bởi Pháp và Đức, trọng tâm của Nhóm các nước sử dụng đồng ơ rô. Xây dựng nhóm các nước sử dụng đồng ơ rô như một người tiên phong sẽ là một sáng kiến liên danh Pháp-Đức rất tích cực, đặc biệt để thực thi một chính sách năng lượng chung, một thị trường khí đốt chung. Đó sẽ là một dấu hiệu quan trọng cho bên ngoài, đặc biệt cho Mátxcơva. Nếu Hiệp ước Lisbone không được phê chuẩn, đó sẽ là một cú đấm rất đau đớn. Cần phải tránh quá trình tan rã của châu Âu. Đối mặt với thách thức lớn này, Pháp và Đức sẽ có một trách nhiệm rất đặc biệt.
Theo báo LEMONDE.fr