Để thực hiện thắng lợi và đạt hiệu quả cao nhất Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo và yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ thành phố đến cơ sở phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Ngày 7/10, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư về "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới".
Để thực hiện thắng lợi và đạt hiệu quả cao nhất Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo và yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ thành phố đến cơ sở phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo phải toàn diện trên các mặt phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; ý thức chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm trên lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; ý thức phục vụ nhân dân... Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Cuộc vận động, có chương trình, kế hoạch, nội dungh rèn luyện, phấn đấu nêu gương cụ thể và báo cáo chi bộ, đảng ủy, ban cán sự đảng hoặc đảng đoàn nơi mình đang công tác để được góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện thực hiện và định kỳ kiểm điểm nội dung trước chi bộ...
Hội nghị cũng đã xác định, đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ góp phần quan trọng trong việc giữ vững môi trường hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của thành phố. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân trên địa bàn thành phố. Đối ngoại nhân dân phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Trên cơ sở đó, Đà Nẵng tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương về công tác đối ngoại nhân dân; Mở rộng và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương và nhân dân các nước; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thông tin, tuyên truyền đối ngoại; Kiện toàn, củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân...
Đến nay, thành phố Đà Nẵng có quan hệ hữu nghị, hợp tác với 30 tỉnh, thành phố của 14 quốc gia trên thế giới. Thành phố đã ký 45 bản thỏa thuận và ghi nhớ với 23 địa phương của 11 quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Các ngành, địa phương, đơn vị đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với 126 tổ chức NGO, các tổ chức nhân dân, tổ chức y tế, giáo dục, tài chính...Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác được củng cố, mở rộng và phát triển. Vai trò "đại sứ" của người dân từng bước được thể hiện rõ nét. Sự thân thiện, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự với khách nước ngoài của người dân đã góp phần thu hút du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho khách quốc tế./.
TG